Phương pháp xử lý nước thải sinh học đang cho thấy được tầm quan trọng của nó khi mang lại được hiệu quả xử lý cao và chứa nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác (hóa học). Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về “xử lý nước thải sinh học” qua bài viết dưới đây.
Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải là nước được phát sinh từ các nguồn:
- Sinh hoạt, vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động sản xuất, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp.
- Nước chảy tràn bề mặt.
- Nước mưa.
- Nước từ quá trình nuôi trồng thủy hải sản (tôm, cá).
- …
Nhìn cảm quan, có thể thấy đặc điểm chung của nước thải là có mùi hôi, màu sắc từ xám đến đen.
Hình 1. Đặc điểm chung của nước thải là có mùi hôi, màu sắc từ xám đến đen.
Thành phần ô nhiễm của nước thải
Trong nước thải có chứa các thành phần ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và động thực vật thủy sinh nếu như không được xử lý đúng cách. Điển hình là một số thành phần ô nhiễm như sau:
- BOD (Biochemical Oxygen Demand) – nhu cầu oxy sinh hóa. BOD là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. BOD là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Chất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan (DO), vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. Xem thêm: Mối liên hệ giữa cBOD và BOD5 trong nước thải >>>
- COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học). Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước. COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
=> BOD và COD cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật dưới nước và hệ sinh thái nước nói chung.
- TDS (Total Bisolved Solids) – tổng chất rắn hòa tan: Là tổng lượng chất rắn hòa tan bao gồm các dạng ion hóa , phân tử hoặc vi hạt của các muối, khoáng chất, hợp chất tồn tại trong đơn vị thể tích nước. Chỉ số TDS càng nhỏ thì nước càng đạt tới mức độ tinh khiết. Tuy nhiên, không phải TDS càng thấp càng tốt vì trong số các ion sẽ có 1 số ion có lợi cho sức khỏe như các ion bổ sung đá khoáng cho cơ thể.
- TSS – tổng chất rắn lơ lửng: Là lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải và có kích thước cụ thể. Khi thải trực tiếp vào môi trường nước mặt, TSS có thể làm môi trường bị ô nhiễm, mang theo vi sinh vật gây bệnh, làm tắc nghẽn mang của cá…
- Trong nước thải còn có sự tồn tại của các mầm bệnh như Ecoli, coliform. Chúng là các tác nhân gây hại trong hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước.
- Ngoài ra, nước thải còn chứa các thành phần Nitơ, Phốtpho sẽ làm cho một số loài tảo độc nở hoa hay một số loài cá bị chết.
Hình 2. Trong nước thải chứa nhiều thành phần ô nhiễm gây hại đến con người và môi trường.
Việc xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường được đánh giá một bước rất quan trọng để cân bằng môi trường sinh thái và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
3 phương pháp xử lý nước thải thông dụng hiện nay
Thông thường, khi nhắc đến phương pháp xử lý nước thải, ta thường nghĩ ngay đến một trong ba phương pháp sau: Cơ học, hóa lý và sinh học. Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất và nhu cầu xử lý của mỗi đơn vị mà lựa chọn phương pháp phù hợp, hoặc có thể kết hợp cả 3 phương pháp để xử lý nước thải đạt chuẩn.
- Phương pháp xử lý nước thải cơ học: Sử dụng các thiết bị làm sạch để loại bỏ cặn hoặc chất rắn có kích thước lớn lẫn trong nước thải.
- Phương pháp xử lý nước thải hóa lý: Trong nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm nên cần được trung hòa để đưa pH về mức 6,5 – 8,5 trước khi nước thải được đưa vào nguồn nhận hoặc công nghệ xử lý tiếp theo.
- Phương pháp xử lý nước thải sinh học: Là phương pháp xử lý dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Những vi sinh vật nhỏ bé này sẽ liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ bằng cách duy nhất là tổng hợp thành tế bào mới. Trong suốt quá trình xử lý nước thải sinh học, các chất độc hại trong nước thải sẽ được vi sinh vật chuyển hóa thành các chất vô hại.
Hình 3. Ba phương pháp xử lý nước thải thông dụng.
Vì sao xử lý nước thải sinh học lại quan trọng?
Phương pháp xử lý nước thải sinh học đang cho thấy được tầm quan trọng của nó khi mang lại được hiệu quả xử lý cao và chứa nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác:
- Xử lý nước thải sinh học an toàn cho người vận hành, đồng thời, tăng tuổi thọ sử dụng của máy móc (máy bơm, máy thổi khí…).
- Nước thải đầu ra đạt chuẩn, không chứa các chất gây hại phát sinh như khi xử lý bằng phương pháp hóa học, an toàn cho môi trường và hệ sinh thái.
- Vi sinh vật trong phương pháp xử lý nước thải sinh học có khả năng tự sinh sản, do đó, hàm lượng bổ sung để duy trì hằng tháng sẽ rất thấp, từ đó, giúp giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
- Giảm chi phí cho kỹ sư vận hành khi phương pháp này không đòi hỏi yêu cầu vận hành phức tạp. Đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp khi không cần dùng quá nhiều máy móc vào hệ thống.
Hình 4. Vi sinh vật trong phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học có khả năng tự sinh sản, giúp giảm đáng kể chi phí duy trì vận hành hệ thống.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học sẽ cho thấy hiệu quả tốt nếu doanh nghiệp lựa chọn đúng sản phẩm vi sinh phù hợp với nhu cầu xử lý của mình. Đồng thời, kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải cũng cần phải có kiến thức về phương pháp xử lý này để kịp thời phát hiện sự cố và khắc phục nhanh chóng.
Liên hệ Biogency để được tư vấn về phương án xử lý nước thải sinh học cũng như loại vi sinh phù hợp nhất cho hệ thống nước thải của bạn. Đội ngũ kỹ thuật của Biogency sẽ đồng hành cùng bạn và hỗ trợ kỹ thuật 24/7 trong suốt quá trình xử lý. Hotline liên hệ: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Sử dụng men vi sinh để xử lý nước thải hiệu quả