Hệ thống hầm Biogas chắc không còn xa lạ với các trang trại chăn nuôi với quy mô vừa và lớn. Vì sao hầm Biogas lại khá phổ biến như vậy? Liệu chúng có vai trò đặc biệt trong chăn nuôi hay không? Và để sử dụng tốt hệ thống hầm Biogas trong chăn nuôi ta cần lưu ý đến những yếu tố nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu về hệ thống hầm Biogas trong chăn nuôi qua bài viết sau đây.
Hầm Biogas và cơ chế hoạt động của hầm Biogas trong chăn nuôi
Các trang trại với quy mô vừa và lớn hiện nay đều sử dụng khá phổ biến hầm Biogas để chứa các chất thải của phân các vật nuôi như gà, heo, bò, trâu,…
Cơ chế hoạt động của hầm Biogas trong chăn nuôi được diễn ra như sau:
- Sau khi vệ sinh chuồng trại, chất thải của vật nuôi được đưa trực tiếp vào bể chứa. Tại đây, các chất thải phân hủy bởi các vi khuẩn, vi sinh vật có sẵn trong hầm Biogas. Bên trong hầm lúc này diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong phân dưới tác động của các vi sinh vật trong môi trường hiếm khí, bị phân hủy thành các chất hòa tan.
- Lúc này, quá trình kỵ khí diễn ra sản sinh một lượng các loại chất khí khác nhau. Qua nhiều lần phân hủy, các chất khí được chuyển hóa thành khí Metan và khí Cacbonic. Phần khác các nguyên tố như Nitơ, Photpho cũng bị thất thoát qua phá trình phân hủy từ hầm Biogas. Một trong số đó là khí Metan, dùng để đốt cháy có tác dụng phục vụ các hoạt động sinh hoạt thắp sáng cho các trạng trại chăn nuôi quy mô lớn.
Hình 1. Hình ảnh về hầm Biogas trong chăn nuôi.
Vai trò của hầm Biogas trong các trang trại chăn nuôi
Với hệ thống hầm Biogas sử dụng trong chăn nuôi, ta có thể kể đến 3 vai trò nổi bật: kinh tế, môi trường và xã hội.
– Vai trò về kinh tế:
Khi sử dụng hệ thống hầm Biogas trong chăn nuôi không chỉ xử lý được lượng chất thải gây ô nhiễm và tác động đến môi trường bên ngoài mà còn là nguồn nhiên liệu để các trang trại tái sử dụng dùng làm nguồn điện phục vụ nhu cầu thắp sáng.
Một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn, quá trình phân hủy trong bể Biogas sẽ sản sinh ra một lượng khí Gas lớn. Lượng khí này chuyển hóa thành điện năng khi có tác dụng của máy phát điện. Nguồn điện này dùng để sử dụng cho tất cả các thiết bị điện trong gia đình hoặc tái sử dụng phục vụ các hoạt động chăn nuôi của trang trại như hệ thống làm mát chuồng trại hay hệ thống tự động tắm rửa cho vật nuôi.
Hình 2. Sử dụng khí Biogas trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Một số trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi sử dụng khí từ hầm Biogas để diệt sâu bọ khi bảo quản ngũ cốc, rau củ quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, khí từ hầm Biogas còn được sử dụng để thay thế thuốc bảo quản nông sản sẽ tiết kiệm được ngoại tệ nhập nhiên liệu và các sản phẩm hóa học từ bên ngoài.
– Vai trò về môi trường:
Các chất thải sau khi được xử lý bằng hầm Biogas đã được kiểm chứng là đạt đủ các điều kiện về vệ sinh để xả ra môi trường mà không gây nên các vấn đề hay tác động đến môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường tránh khỏi các nguy cơ ô nhiễm.
Các chất thải của động vật được đưa vào bể để xử lý nên tránh được những hiện tượng gây mùi hôi thối và sự phát triển của các loại động vật gây hại như ruồi, muỗi. Đặc biệt, chất lượng nước thải được cải thiện rõ rệt khi giảm thiểu được trứng giun sán và sinh vật gây bệnh.
– Vai trò về xã hội:
Bên cạnh đó, với những trang trại xây dựng hệ thống Biogas sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc dọn vệ sinh chuồng trại, giảm công lao động. Việc có hệ thống hầm Biogas hỗ trợ giải phóng sức lao động trong chăn nuôi, giảm thiểu công việc bếp núc cho trẻ em và phụ nữ ở các vùng nông thôn chưa phát triển.
Hình 3. Lợi ích từ mô hình xử lý chất thải bằng hầm Biogas trong chăn nuôi.
Vậy nên, hiện nay việc đầu tư xây dựng hệ thống hầm Biogas trong chăn nuôi khá phổ biến với các trang trại.
Hầm Biogas là hệ thống xử lý chất thải mang đến hiệu quả về cả môi trường lẫn đời sống sinh hoạt cho con người. Vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, vừa tiết kiệm được các khoản chi phí về điện năng, nhân lực, phân bón cây trồng và bảo vệ sức khoẻ con người. Đồng thời, hầm Biogas còn hỗ trợ quá trình xử lý chất thải từ vật nuôi được diễn ra một cách tốt nhất, tránh những tác hại ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường.
Làm thế nào để hầm Biogas hoạt động hiệu quả?
Hầm Biogas trong chăn nuôi có tác dụng và lợi ích đối với môi trường cũng như con người, tuy nhiên làm thế nào để hầm hoạt động hiệu quả khi lắp đặt và sử dụng? Cùng Biogency điểm qua 7 yếu tố làm tăng hiệu suất xử lý hầm Biogas nhé:
- Duy trì nhiệt độ trong hầm Biogas chuẩn 30 – 35 độ C.
- Kiểm soát độ pH dao động từ 6.8 – 7.5.
- Kiểm soát thời gian lưu nguyên liệu trong hầm Biogas.
- Cân bằng tỷ lệ dinh dưỡng C/N (Cacbon/Nitơ) trong khoảng 25/1 – 30/1.
- Cân bằng tỷ lệ phân nước.
- Hạn chế độc tố ở nguyên liệu đầu vào.
- Sử dụng men vi sinh thúc đẩy quá trình phân hủy và tạo khí. Xem chi tiết về: 7 yếu tố giúp làm tăng hiệu suất xử lý hầm Biogas >>>
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS là dòng men vi sinh chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí chuyên biệt cho quá trình phân hủy hữu cơ tại hầm Biogas. Dòng men vi sinh này có khả năng:
- Tạo khí nhanh, chỉ sau 1 tuần. Tăng lượng khí Biogas từ 30 – 50%, giảm nồng độ H2S sinh ra.
- Phá lớp váng cứng trên bề mặt và lớp bùn đáy trong hầm chỉ với thời gian từ 02 – 08 tuần. Tăng thời gian sử dụng hầm. Đồng thời, tiết kiệm thời gian và chi phí nạo vét hầm.
- Giảm chỉ tiêu BOD, COD, TSS đầu ra trong vòng từ 04 – 08 tuần. Hỗ trợ cho các công đoạn xử lý nước thải phía sau.
Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể biết thêm về hầm Biogas trong chăn nuôi và cách để hầm Biogas hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình vận hành. Để được tư vấn kỹ hơn về các loại men hỗ trợ quá trình xử lý chất thải trong hầm Biogas bạn có thể liên hệ qua HOTLINE 0909 538 514, Biogency sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phá váng hầm Biogas hiệu quả nhất!