Tảo lam là một loài tảo xuất hiện tự nhiên trong ao nuôi tôm, tiết ra chất độc gây hại cho môi trường nước cũng như sự phát triển của tôm. Tảo lam được phân thành hai loại chính là “tảo lam dạng sợi” và “tảo lam dạng hạt”. Chúng gây hại cho ao nuôi tôm như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết về 2 loại tảo lam này cũng như cách xử lý và phòng ngừa sự xuất hiện của chúng trong ao nuôi tôm qua bài viết dưới đây.
Tảo lam là gì? Nguyên nhân xuất hiện tảo lam trong ao nuôi tôm
– Tảo lam là gì?
Tảo lam là một loại tảo trong ao tiết ra chất độc, có màu xanh lục, gây hiện tượng nở hoa trong nước. Chúng gây mùi hôi cho tôm, gây nhờn và khiến tôm bị mắc các bệnh về đường ruột, cản trở sự hô hấp của tôm. Tảo lam thường xuất hiện ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm, phú dưỡng và phát triển thành tập đoàn, sức sống vô cùng tốt, chu kỳ lại dài. Thức ăn chính của chúng chủ yếu là thức ăn thừa và phân tôm.
– Nguyên nhân xuất hiện tảo lam trong ao nuôi tôm
Trong ao nuôi tôm, Nitơ (N) và Photpho (P) là hai yếu tố kết hợp để tạo nên tảo lam và giúp chúng phát triển mạnh mẽ. Khi tỉ lệ N:P thấp = 3 – 5/1, tức Photpho trong ao cao, lúc này tảo lam xuất hiện. Trong khi đó, nguyên nhân dẫn tới lượng Photpho cao là từ việc tôm hấp thụ thức ăn không hoàn toàn và do nguồn nước bị tù đọng nhiều ngày từ phân tôm.
Chính vì vậy, nguyên nhân dẫn đến tảo lam phát triển mạnh là do việc quản lý thức ăn trong ao nuôi tôm không tốt, thức ăn thừa cùng với phân tôm tích luỹ xuống nền đáy làm cho đáy ao bẩn.
Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến thất thường cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện tảo lam trong ao nuôi. Nếu mưa kéo dài sẽ làm cho độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mặt nước, tạo điều kiện cho tảo lam xuất hiện. Nếu thời tiết nắng nóng dài ngày kèm theo mưa đột ngột khiến môi trường trong ao thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã tăng, sản sinh ra nhiều chất dinh dưỡng, khiến cho tảo lam phát triển nhanh hơn và lớn mạnh hơn.
Hình 1. Tảo lam xuất hiện trong nước ao tôm.
Phân biệt tảo lam dạng sợi và tảo lam dạng hạt
Loại tảo lam chỉ có một lớp là Cyanobacteriophyceae với 3 bộ chính: Nostocales, Oscillatoriales và Chroococcales. Để phân biệt dễ hơn, dựa vào đặc điểm về hình thái, tảo lam được phân thành 2 dạng là tảo lam dạng sợi (bộ Nostocales và Oscillatoriales) và tảo lam dạng hạt (bộ Chroococcales).
– Tảo lam dạng sợi:
+ Bộ Nostocales:
Loại tảo lam dạng sợi này gồm các tế bào sống thành đoàn, có dạng sợi phân nhánh hoặc không phân nhánh. Đặc biệt sợi có thể có bao hoặc không có. Chúng sinh sản bằng hình thức phân đôi tế bào, đứt đoạn thành sợi, bào tử màng dầy.
Bộ Nostocales có 2 họ:
- Họ Nostocaceae: Bao gồm những tế bào dạng sợi không phân nhánh, sống tự do hoặc nằm trong bọc nhầy, hoặc bám vào các giá thể. Chi thường gặp của họ tảo lam dạng sợi này là chi Nostoc. Tế bào dị hình nằm ở một đầu hay giữa quần thể. Chúng thường phân bố trong nước hoặc những nơi khô ráo. Tảo lam dạng sợi Nostocaceae sống thành tập đoàn có hình dạng và kích thước khác nhau, tuy nhiên khi nhìn dưới kính hiển vi chúng có đường kính đến 30cm.
- Họ Anabaenaceae có kích thước nhỏ hơn so với Nostocaceae. Chúng gồm các tế bào dạng cầu, elip, sống tự do hoặc sống cộng sinh. Họ Anabaenaceae sống thành tập đoàn những chúng không hình thành cục nhầy, sợi thì có bao hoặc không có bao. Chi đại diện cho họ tảo lam dạng sợi này là chi Anabaena. Tế bào dị hình của chúng phân bố cách quãng trên sợi hình thành bào tử. Khi gặp loại tảo lam dạng sợi này trên mặt nước hoặc trong nước, chúng gây hiện tượng nở hoa. Tảo lam dạng sợi Anabaenaceae có khả năng cố định đạm từ khí quyển, sống cộng sinh trên bèo hoa dâu.
Hình 2. Tảo lam dạng sợi.
+ Bộ Oscilatorialles:
Bộ tảo lam này gồm các vi khuẩn dạng sợi, không có tế bào dị hình và bào tử màng dầy. Sợi tảo là một dãy tế bào có màng nhầy hoặc không, và chúng có thể chuyển động được trong nước. Họ của bộ Oscilatorialles là họ Oscilatoriaceae gồm các chi dạng sợi không phân nhánh, sợi bao nhầy hoặc không có.
Với họ Oscilatoriaceae gồm 3 chi đại diện:
- Chi Oscilatoria: Các tế bào có dạng trụ hẹp sống thành quần thể dạng sợi, không bao nhầy và chuyển động được. Chúng thường phân bố ở nước ngọt, nước lợ và biển. Khi chúng phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng nở hoa trong nước.
- Chi Spirulina: Các tế bào có dạng sợi xoắn hoặc uốn khúc, một số loài có dạng nhỏ vách ngăn trên sợi nhìn không rõ. Chúng phân bố rất rộng rãi, được nuôi trồng thu sinh khối làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sinh. Đặc biệt loài này có thể làm cả thức ăn cho người vì chứa hàm lượng protein cao.
- Chi Lyngbia: Các tế bào dạng sợi có bao nhầy vững chắc bao bọc xung quanh. Chúng có thể phân bổ trong các thủy vực nước ngọt, mặn hay ở cả suối nước nóng.
– Tảo lam dạng hạt:
Tảo lam dạng hạt chỉ có bộ Chroococcales gồm những dạng sống đơn bào và tập đoàn Chúng sống tự do hoặc bám vào các giá thể. Khác với tảo lam dạng sợi, tảo lam dạng hạt có tế bào hình cầu hoặc hình bầu dục (elip) có thể có từ 2 tới nhiều tế bào. Loại tảo lam này có lối sinh sản theo lối phân đôi tế bào. Bộ này gồm các ba họ sau:
- Họ Merismopediaceae: Các tế bào sống dạng bản và phân bố có trật tự trong tập đoàn. Chi đại diện là chi Merismopedia, sống trong các thủy vực nước ngọt, ưa vùng ven biển, sống bì sinh hoặc phù phiêu.
- Họ Microcystidaceae: Các tế bào sống tập đoàn có màng nhầy bao bọc, nhưng chúng phân bố không có trật tự trong tập đoàn. Chi đại diện là chi Microcystis phân bố trong các thủy vực và thường gây hiện tượng nở hoa trong nước. Một số loài có thể tiết ra chất độc, có vòng bao nhầy, đường kính tập đoàn lên tới 1mm.
- Họ Gleocapsaceae: Các tế bào sống tập đoàn có màng nhầy bao bọc. Họ này có những trường hợp đặc biệt có dạng hình lập phương. Chi đại diện là chi Gleocasa không có màu, bao nhầy bao quanh tập đoàn. Chúng sống từ 2 – 8 tế bào và ít khi có số lượng tế bào nhiều hơn 8.
Hình 3. Tảo lam dạng hạt.
Tảo lam gây độc cho ao nuôi tôm như thế nào?
Dù là tảo lam dạng sợi hay tảo lam dạng hạt, chúng đều là loại tảo độc cho ao nuôi tôm, vì vậy khi chúng xuất hiện trong ao nuôi tôm gây ra rất nhiều biến đổi về môi trường nước, đời sống của tôm. Có thể kể đến một số ảnh hưởng của tảo lam như:
- Khi tảo lam bám vào mang tôm, chúng thải ra chất nhầy ở màng tế bào gây tắc nghẽn mang tôm, cản trở sự hô hấp của tôm.
- Tôm ăn phải tảo lam gây nên bệnh đường ruột, phân trắng ở tôm.
- Tảo lam dạng sợi thường có tiết ra chất độc nhiều hơn tảo lam dạng hạt, khi chúng vướng vào mang tôm, làm cho tôm không tiêu hoá được.
- Tảo lam xuất hiện và phát triển trong ao sẽ khiến cho ao có mùi hôi và gây ha hiện tượng nhờn nước. Đặc biệt khi chúng nở hoa sẽ hình thành một lớp đặc quánh màu xanh phủ kín mặt ao gây thiếu oxy trầm trọng cho tôm, nhất là vào ban đêm.
Hình 4. Bệnh phân trắng ở tôm khi ăn phải tảo lam.
Phòng tránh tảo lam xuất hiện và phát triển trong ao nuôi tôm bằng cách nào?
Trong trường hợp tảo lam phát triển quá mức cho phép, bà con có thể sử dụng vôi để giảm đi lượng Photpho có trong ao nuôi. Khi sử dụng phương pháp này, bà con cần lưu ý kiểm tra độ đệm Bicarbonat để quan sát tình hình phát triển của các loài tảo lam trong nước:
- Nếu hệ đệm cao, bà con nên thay nước vào ban đêm để giảm mật độ của tảo.
- Nếu hệ đệm thấp, bà con bón vôi nung bằng cách ngâm vôi khoảng 1 tiếng rồi tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/ 1000 m3 nước. Thời gian tốt nhất là 2h – 3h chiều trong ngày. Thực hiện liên tiếp trong 2 ngày.
Lưu ý cho bà con khi diệt tảo lam:
- Với những ao nuôi lót bạt, bà con cần xi-phong ngay vào sáng hôm sau để tránh vôi lắng tụ dưới đáy ao tạo thành rong nhớt đáy.
- Sau khi thực hiện việc cắt tảo trong ao, bà con nên sử dụng sản phẩm xử lý nước Microbe-Liftf AQUA C để phân hủy xác tảo tàn, ổn định chất lượng nước. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C gồm 13 chủng vi sinh hoạt tính mạnh, giúp phân giải các chất hữu cơ từ thức ăn thừa và phân tôm, giảm hàm lượng N:P sinh ra trong nước.
Hình 5. Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C.
Ngoài việc sử dụng vôi để diệt tảo lam dạng sợi và tảo lam dạng hạt, bà con có thể cân nhắc sử dụng các loại men vi sinh có mật độ cao để diệt tảo. Tuy phương pháp cắt tảo bằng vôi có chi phí thấp nhưng hiệu quả lại không lâu bằng các loại men vi sinh. Chúng không chỉ an toàn cho tôm mà còn giúp kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cho ao tôm sạch hơn. Liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn về các dòng men vi sinh xử lý tảo hiệu quả nhất!
>>> Xem thêm: Hiện tượng sụp tảo trong ao tôm là gì? Có đáng lo ngại?