Khí độc NO2- trong ao được gọi là khắc tinh của người nuôi tôm vì sự xuất hiện của nó trong hầu hết mọi ao nuôi cũng như gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ao. Mặc dù gặp phải thường xuyên nhưng bà con cũng rất còn lúng túng khi xử lý chúng. Tại bài viết này Biogency sẽ thông tin đến bà con quy trình kiểm soát và xử lý NO2 theo chu trình chuyển hóa của nguyên tố Nitơ trong nước ao tôm.
Quy trình chuyển hóa của Nitơ trong nước ao tôm
Hiểu được quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm sẽ giúp cho bà con rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề về khí độc NH3/NH4+ và NO2- trong ao nuôi, cụ thể là kiểm soát và xử lý NO2.
Quá trình chuyển hóa Nitơ theo chu trình Nitơ là một quá trình lớn bao gồm 3 quá trình nhỏ diễn ra lần lượt theo trình tự: Quá trình A-môn hóa, quá trình Nitrat hóa và quá trình khử Nitrat.
Hình 1. Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm.
– Thứ nhất là quá trình Amôn hóa:
Quá trình Amôn hóa phân hủy và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ. Các hợp chất hữu cơ này có trong:
- Thức ăn, xác tảo tàn, phân tôm… được phân hủy bởi các vi sinh vật dị dưỡng tạo thành các hợp chất vô cơ đơn giản như Amoniac (công thức là NH3, khí có mùi khai), Amoni (công thức là NH4+).
- Từ sự thải ra từ các tế bào cơ thể tôm qua quá trình trao đổi chất (Tôm thải khí NH3 qua mang nhờ chênh lệch nồng độ trong cơ thể và bên ngoài).
Nitơ hữu cơ trước tiên phải được chuyển thành Nitơ Amonia (NH3/NH4+) để Nitrat hóa. Nếu không được chuyển thành Nitơ Amonia, Nitơ hữu cơ sẽ được xi-phong ra ngoài.
– Thứ hai là quá trình Nitrat hóa:
Quá trình Nitrat hóa trong nước ao tôm diễn ra theo sơ đồ:
Hình 2. Sơ đồ diễn ra quá trình Nitrat hóa trong nước ao nuôi tôm.
Như bà con biết thì khí độc NH3/NH4+ và NO2- là 2 loại độc tố nguy hiểm nhất cho tôm. Và quá trình Nitrat hóa chuyển hóa Nitơ ở dạng NH3/NH4+ và NO2- sau 2 chu trình sẽ thành Nitơ dạng NO3- ít gây hại đối với tôm. Ao tôm làm tốt quá trình này thì việc kiểm soát và xử lý khí độc NO2 cũng sẽ thuận lợi hơn và nỗi lo khí độc của bà con sẽ được giảm thiểu.
– Thứ ba là quá trình khử Nitrat:
Sau phản ứng chuyển thành NO3- là chất ít độc đối với tôm, ta cần thêm một quá trình nữa để kết thúc chu trình Nitơ với mục tiêu là chuyển Nitơ trong dạng NO3- thành khí N2 tự do, từ đó giảm tổng Nitơ trong nước ao tôm.
Quá trình khử Nitrat diễn ra như sau: (lưu ý đảm bảo các điều kiện hoạt động cho quá trình này)
Hình 3. Quá trình khử Nitrat trong nước ao tôm.
Nhóm vi khuẩn dị dưỡng tham gia vào quá trình khử Nitrat bao gồm: Pseudomonas citronellolis, Bacillus licheniformis, Wolinella succinogenes.
Cơ chế mà NO2– gây hại cho tôm và giai đoạn gây độc điển hình
NO2– (Nitrit) sẽ gây độc kể cả khi ở nồng độ thấp do NO2– kết hợp với một chất gọi là Hemocyanin trong máu tôm, gây mất khả năng vận chuyển oxy của máu, làm cho tôm không lấy được oxy và làm cho tôm bị ngạt. Lâu ngày dẫn đến tôm yếu, dễ nhiễm bệnh, lột xác không cứng vỏ, tổn thương mang, phù thủng cơ, khó về size lớn. Vì thế mà việc kiểm soát và xử lý NO2– là rất quan trọng trong suốt quá trình nuôi.
Giai đoạn gây độc điển hình của khí độc NO2–:
- Khí độc NO2– thường được đo bằng test kit xuất hiện vào giai đoạn tôm 30 ngày trở đi, nồng độ lên cao vào 45 ngày trở đi. Lúc này bà con sẽ tìm cách khắc phục khí độc này.
Hình 4. NO2– là khắc tinh của người nuôi tôm.
- Thật ra trước khi hình thành NO2– thì trong ao tôm đã xuất hiện sự trao đổi chất hình thành nên NH3/NH4+. Trạng thái tồn tại của 2 thành phần này thường bị chuyển qua lại với nhau. NH3 tấn công thẳng vào mang tôm nên sẽ gây độc hơn ở dạng NH4+.
Có thể nói độc NH3 giống như bị độc cấp tính, còn độc do NO2– giống như độc mãn tính. Làm thế nào để kiểm soát và xử lý NO2 hiệu quả?
Cách kiểm soát và xử lý NO2 trong ao nuôi tôm
Có nhiều loại sản phẩm và giải pháp được áp dụng để kiểm soát và xử lý NO2, giảm tức thời nồng độ khí độc trong ao. Trong đó, sử dụng chế phẩm sinh học vẫn được người nuôi tôm ưu tiên lựa chọn vì đặc tính an toàn, mang lại hiệu quả xử lý tận gốc.
Men vi sinh có chứa các chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter mang khả năng phân giải hoặc chuyển hóa các hợp chất chứa Nitơ có mặt trong nước ao nuôi tôm từ dạng NH3/NH4+ gây độc và dạng NO2– rất độc đối với tôm sang dạng ít ảnh hưởng NO3– hoặc không có khả năng gây độc cho tôm theo theo chu trình chuyển hóa Nitơ trong nước.
Giải pháp xử lý khí độc (NO2–, NH3) ao nuôi tôm đến từ Biogency sử dụng men vi sinh chuyên xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 có khả năng:
- Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra mạnh mẽ.
- Giảm nồng độ khí độc NH3, NO2– trong ao nuôi.
- Cấp cứu tôm bị thiếu oxy, nổi đầu do sự tích tụ khí độc.
- Giúp tôm không bị sốc và chết do khí độc.
- Tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ chết của tôm.
- Giảm chi phí nuôi, tăng sản lượng thu hoạch.
Hình 4. Men vi sinh xử lý khí độc NO2 ao nuôi tôm – Microbe-Lift AQUA N1.
Cách phòng ngừa khí độc NO2– từ đầu vụ nuôi nuôi hiệu quả
Để phòng ngừa khí độc NO2 xuất hiện và gây hại cho ao nuôi tôm của mình, bà con nên:
- Cải tạo ao nuôi hoàn chỉnh, bùn và chất cặn bã phải được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi ao nuôi khi bắt đầu vụ mới.
- Cải tạo ao nuôi ngay từ đầu giúp kiểm soát nồng độ NO2– phát sinh trong quá trình nuôi.
- Bổ sung men vi sinh gây màu nước, duy trì tảo có lợi với mật độ phù hợp.
- Cung cấp đầy đủ oxy trong ao nuôi, bố trí quạt nước hợp lý, luôn đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước.
- Xi-phông thường xuyên để loại bỏ chất bẩn tích tụ.
- Cho ăn vừa đủ, hạn chế tình trạng thức ăn dư thừa là nguyên nhân chính chuyển hóa các loại độc tố.
- Bổ sung sản phẩm chứa chủng Nitrosomonas và Nitrobacter ngay từ ngày thứ 10 sau khi thả giống, giúp sinh khối và tạo mật độ khuẩn Nitrat hóa đủ và sẵn sàng để xử lý khí độc trong giai đoạn tôm lớn sau này. Việc bổ sung chủng Nitrosomonas và Nitrobacter giúp kiểm soát khí độc trong ngưỡng an toàn cho tôm.
Bài viết trêm phân tích chi tiết quá trình chuyển hóa của Nitơ trong ao tôm và ứng dụng nó để kiểm soát và xử lý NO2. Nếu có khó khăn nào trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.
>>> Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi test khí độc trong ao nuôi tôm