Trên thực tế trong quá trình nuôi tôm rất khó để kiểm soát được toàn diện ao nuôi vì nguồn nước ô nhiễm, thức ăn kém chất lượng,… dẫn đến tôm mắc rất nhiều bệnh về đường ruột, cụ thể như: Bệnh phân trắng, đường ruột đứt khúc, rỗng ruột,… Vậy làm thế nào để phòng bệnh đường ruột cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi để có những mùa vụ thu tôm thành công? Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tôm thường mắc những bệnh đường ruột nào? Nguyên nhân do đâu?
Tôm thẻ chân trắng trong quá trình nuôi từ lúc mới thả đến khi thu hoạch thường mắc các bệnh liên quan đến đường ruột là:
- Bệnh phân trắng.
- Bệnh phân lỏng.
- Bệnh phân đứt khúc.
Nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột thường là do tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo đỏ,… các loại tảo này sẽ tiết ra độc tố làm tổn thương mô đường ruột khiến tôm không thể hấp thụ tốt các dưỡng chất đã được tiêu hóa cũng như các nội chất bên trong đường ruột.
Hình 1. Môi trường nước ao bẩn, nhiều tảo độc dễ gây bệnh đường ruột ở tôm.
Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác gây nên bệnh đường ruột ở tôm là:
- Thức ăn kém chất lượng, ẩm mốc, gây ra độc tố làm ức chế hoạt động của các đường ruột làm tôm không hấp thụ được thức ăn.
- Sử dụng nhiều kháng sinh làm ảnh hưởng xấu đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây tổn thương các mô ruột, làm tôm không hấp thụ được thức ăn đã tiêu hóa.
- Môi trường nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn sẽ bám vào thức ăn, tôm ăn phải sẽ gây ra bệnh đường ruột.
Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột là bệnh khá phổ biến ở tôm hiện nay. Chắc hẳn nhiều bà con nuôi tôm đã không còn xa lạ đối với căn bệnh này. Với mỗi loại bệnh đường ruột sẽ có những biểu hiện rõ ràng nhất như:
- Bệnh phân trắng: Phân tôm có màu trắng.
- Bệnh phân lỏng: Tôm bị hoại tử, đỏ đường ruột, đường ruột loãng làm tôm không hấp thụ được thức ăn.
- Bệnh phân đứt khúc: Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột.
Hình 2. Đường ruột tôm trống – dấu hiệu cho thấy tôm đang mắc bệnh đường ruột.
Tuy nhiên, khi tôm xuất hiện rõ các dấu hiệu bệnh trên cũng đồng nghĩa rằng ao nuôi đã bị nhiễm bệnh khá nặng, sẽ khó khăn hơn cho quá trình xử lý và ảnh hưởng đến chất lượng tôm cuối vụ. Do đó, để phát hiện bệnh đường ruột trên tôm kịp thời, bà con nên thường xuyên quan sát tôm để có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh đường ruột ở tôm qua một số dấu hiệu sau:
- Tôm giảm ăn rõ rệt.
- Tôm ít ăn chậm lớn.
- Thức ăn trong đường ruột không ổn định khi lắc nhẹ con tôm.
- Khi kiểm tra sàng thấy phân tôm bị đứt khúc, dễ nát, đường phân bị cong, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.
- Khi có tiếng động lớn hoặc ánh sáng mạnh, tôm rất sợ hãi.
Hướng dẫn phòng bệnh đường ruột cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi
Sau khi tôm mắc bệnh đường ruột, nếu cho ăn nhiều chúng sẽ chết càng nhanh và thường xảy ra sau 2-3 ngày. Nếu trường hợp tôm bị nhẹ có thể chữa khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan và còi. Do đó, chủ động phòng bệnh đường ruột cho tôm vẫn được xem là giải pháp tối ưu hơn để nuôi tôm thành công. Muốn phòng bệnh đường ruột cho tôm, bà con nên chuẩn bị ngay từ giai đoạn đầu để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Quản lý môi trường ao nuôi để phòng bệnh đường ruột cho tôm:
- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp với mật độ đầu tư và trình độ nuôi, không nên thả dày. Đặc biệt trước khi thả nuôi nên cải tạo ao nuôi thật kỹ, đúng quy trình. Đối với ao nuôi công nghiệp, bà con nên trang bị đầy đủ các thiết bị như: quạt nước, máy sục oxy đáy,…
- Ao phải có chế độ thay nước định kỳ, có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp làm sạch và xử lý nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn,… tạo môi trường cho tôm phát triển tốt, giúp tôm tăng sức đề kháng, phát triển nhanh và cho chất lượng thịt tốt hơn.
- Ngoài ra, ao nuôi phải thường xuyên kiểm tra tảo, để tránh tôm ăn phải tảo độc gây ảnh hưởng đến đến đường ruột tôm. Tham khảo men vi sinh Microbe-Lift PBD chuyên xử lý các loại tảo độc như: tảo lam, tảo mắt,…
– Lựa chọn và bảo quản tốt thức ăn:
- Bà con nên chọn loại thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn có chất lượng tốt, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm.
- Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ của từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc và các độc tố.
- Trong quá trình nuôi nên thường xuyên bổ sung men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm. Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất, đồng thời phòng trị các bệnh liên quan đến bệnh đường ruột, nhất là bệnh phân trắng, bệnh đứt ruột và bệnh rỗng ruột.
- Ngoài ra, nên bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm tăng sức đề kháng, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.
Hình 3. Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift DFM là cách hiệu quả giúp phòng bệnh đường ruột cho tôm.
– Lựa chọn con giống tốt trước khi bắt đầu vụ nuôi:
Con giống tốt, khỏe là điều kiện cũng rất quan trọng giúp phòng bệnh đường ruột cho tôm, góp phần tạo nên vụ nuôi thành công. Một số đặc điểm của con giống tốt khỏe là:
- Đầu tôm nhỏ, thân tôm dài.
- Đuôi mập khỏe mạnh, đốt bụng thon dài, cơ bụng căng.
- Các đôi râu khép lại.
- Phần 2 nhánh cuống mắt và phần đuôi xòe rộng.
- Bơi lội hoạt bát.
- Tôm thích bơi ngược dòng.
- Cơ thể không bị dị hình.
- Ruột và dạ dày chứa đầy thức ăn.
- Màu sắc cơ thể tươi sáng, không bị dị hình.
Để phòng bệnh đường ruột cho tôm hiệu quả, việc theo dõi các yếu tố chất lượng nước và chất lượng dinh dưỡng là vô cùng quan trọng, giúp tránh vi khuẩn Vibriosis xâm nhập vào đường ruột và gây bệnh cho tôm.Bà con nên quan sát tôm hằng ngày để kịp thời phát hiện bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến tôm.
Hy vọng qua bài viết trên, bà con phần nào hiểu được về các bước phòng bệnh đường ruột cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi. Mọi thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: Tôm bị ký sinh trùng đường ruột do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?