Hệ vi sinh vật đường ruột có thể được coi là một thành phần trong cơ thể tôm, và hơn thế đây là một thành phần vô cùng quan trọng. Đường ruột tôm trong suốt là dấu hiệu cho thấy tôm đã mắc bệnh cần chữa trị kịp thời. Bà con tham khảo cách chữa trị tôm bị trong đường ruột qua bài viết dưới đây nhé!
Tôm bị trong đường ruột là gì?
Tôm bị trong đường ruột (hay tôm bị trống đường ruột) là hiện tượng không thể nhìn thấy rõ ràng đường ruột tôm.
Đường ruột tôm khi khỏe mạnh sẽ có màu nâu đen liền mạch trong cơ thể. Khi bà con thấy đường ruột tôm rỗng, màu trắng trong hay đứt đoạn có nghĩa là tôm đang bị bệnh về đường ruột. Tôm bị trong đường ruột/trống đường ruột là một loại bệnh, và nguyên nhân thường là do vi khuẩn Vibrio gây ra.
Vi khuẩn Vibrio bám chủ yếu vào thành ruột tôm, chúng tiết ra các độc tố với mục đích phá hủy thành ruột, làm đường ruột tôm bị viêm. Tôm mắc bệnh đường ruột thường ăn kém, nghiêm trọng hơn là bỏ ăn và rớt đáy. Quan sát tôm bà con sẽ thấy:
- Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn, mờ đục, không thấy thức ăn.
- Nếu có thức ăn trong ruột thì thức ăn không đầy, khi lắc nhẹ thân tôm thấy thức ăn lỏng lẻo.
- Phân tôm không suôn, dễ nát, màu sắc khác biệt so với màu phân tôm bình thường (thường phân tôm có màu xanh đen, xám đen, màu hồng ở tôm nhỏ, màu nâu ở tôm lớn).
Hình 1. Khi tôm bị trong đường ruột hay tôm bị trống đường ruột, đường ruột tôm có màu đen nhạt, đường ruột mờ, ruột đứt khúc, có con trong suốt; kèm theo đó là gan nhỏ, màu gan mờ, nhợt nhạt.
Tôm bị trong đường ruột do đâu?
Mặc dù tôm bị trong đường ruột phần lớn nguyên nhân là do vi khuẩn Vibrio gây ra, thế nhưng cũng còn khá nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến đường ruột tôm bị trong bà con cũng cần nắm để có phương án chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể kể đến:
- Thức ăn bị nhiễm độc tố, xuất hiện tình trạng nấm mốc, hư hại,… khi tôm ăn vào dễ làm cho đường ruột bị tổn thương và hình thành nên các bệnh đường ruột, và tôm bị trong đường ruột cũng là một loại bệnh có khả năng xảy ra.
- Tảo tộc xuất hiện trong ao khiến tôm ăn phải mắc bệnh đường ruột, trong tảo tiết ra Enzyme làm mô ruột tôm tê liệt, không hấp thụ được thức ăn.
Hình 2. Tôm ăn phải tảo độc là nguyên nhân gây nên các bệnh đường ruột.
- Nấm đồng tiền (nấm chân chó) trong ao thu hút tôm ăn phải, gây bệnh đường ruột trên tôm.
- Ký sinh trùng trong thành ruột cũng là nguyên nhân làm tổn thương ruột tôm.
- Thời tiết biến động làm tôm stress, bỏ ăn cũng có thể dẫn đến tôm bị trong đường ruột.
Cách chữa trị tôm bị trong đường ruột
Khi quan sát tôm thấy đường ruột trong, bà con cần kiểm tra lại chất lượng thức ăn xem có đảm bảo hay không; kiểm tra trong ao có tảo độc, nấm đồng tiền hay không; xét nghiệm PCR xem tôm có bị nhiễm ký sinh trùng hay vi khuẩn hay không; thời tiết có biến động đột ngột hay không… và xử lý kịp thời chất lượng thức ăn, tảo, nấm, ký sinh trùng… Đồng thời, để chữa trị tôm bị trong đường ruột nhanh, bà con cần:
- Ngưng cho tôm ăn trong khoảng từ 1 – 2 ngày. Khi cho tôm ăn lại, lượng thức ăn chỉ nên bằng 50% lượng thức ăn bình thường. Sau đó, tăng lượng thức ăn từ từ vào những ngày kế tiếp nếu thấy tôm ăn khỏe hơn.
- Thay nước ao nuôi tôm từ 30 – 50% (tùy vào tình trạng sức khỏe của tôm mà xác định chính xác lượng nước cần thay để tránh tôm bị sốc).
Diệt khuẩn nước ao nuôi bằng hóa chất (ví dụ như BKC, Iodine, H2O2, KMnO4). Liều lượng sử dụng hóa chất cũng phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của tôm. - Bón vôi, Zeolite, Yucca để cải thiện thông số môi trường như pH, độ kiềm, khí độc.
- Đánh men vi sinh chứa các nhóm vi khuẩn có lợi vào ao nuôi tôm để cân bằng môi trường nước như Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter… và gây lại hệ vi sinh trong ao, điển hình như Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA N1.
- Bổ sung giải độc gan cho tôm. Trộn vào thức ăn cho tôm các chất hỗ trợ chức năng gan như Sorbitol, Methionine, Choline, Beta – Glucan, Premix, men tiêu hóa, Probiotic.
- Bổ sung men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM với liều lượng 0,5 gram – 1 gram men trộn cho 1 kg thức ăn để gây lại hệ khuẩn có lợi cho đường ruột tôm, từ đó giúp ức chế các vi khuẩn có hại như Vibrio.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift DFM chứa lợi khuẩn tăng cường đề kháng cho tôm.
Khi chữa trị tôm bị trong đường ruột/tôm bị trống đường ruột xong, bà con nên xổ ký sinh trùng cho tôm định kỳ để giúp tôm bắt mồi khỏe, tiêu hóa tốt và sinh trưởng nhanh. Praziquantel, Fenbendazole, Albendazole,… là những sản phẩm xổ ký sinh trùng mà bà con có thể sử dụng. Bà con lưu ý rằng: Nên xổ ký sinh trùng khi tôm khỏe, môi trường nước nuôi tốt, sau đó nên dùng hóa chất diệt ký sinh trùng trước khi xả nước ra môi trường.
Trên đây là thông tin về cái chữa trị tôm bị trong đường ruột/tôm bị trống đường ruột, bà con có thể tham khảo và ứng dụng cho ao nuôi tôm của mình. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm thẻ, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất. Chúc bà con nuôi tôm thành công!
>>> Xem thêm: Tôm bị ký sinh trùng đường ruột do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?