Nuôi tôm trước đây nhờ vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã giúp cho ngành tôm phát triển và thu hút nhiều người tham gia vào lĩnh vực này. Thực trạng hiện nay thì nuôi tôm công nghệ cao là cơ hội cũng là thách thức. Cùng điểm qua một số khó khăn khi nuôi tôm của bà con và cách giải quyết được Biogency đề xuất qua bài viết dưới đây.
Những khó khăn khi nuôi tôm của bà con và cách giải quyết
Nuôi tôm được cho là một ngành nghề trọng điểm của nhiều khu vực ở nước tai, trong đó có vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, là một nghề giúp bà con đạt lợi nhuận không ít trong nhiều năm qua. Nghề nuôi tôm cũng đặc biệt được Nhà nước, các cấp ban ngành quan tâm và hỗ trợ. Nhưng thực sự việc nuôi tôm không hề dễ dàng bởi những khó khăn trong quá trình nuôi. Đó là những khó khăn gì?
1. Khó khăn về thức ăn cho tôm
Tôm là một vật nuôi sống vì vậy thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng để chúng có thể phát triển. Tôm tiêu thụ thức ăn tốt mới đạt trọng lượng tối ưu khi về cuối vụ, giúp bà con nuôi tôm đạt size lớn, năng suất cao.
Về vấn đề này, thách thức lớn nhất cho người nuôi tôm đó là giá thức ăn thường xuyên bị biến động – là nguyên nhân khiến giá thành sản xuất con tôm tăng trong bối cảnh giá bán tôm thì giảm sâu (tháng 5 – tháng 6 năm 2023).
Một thách thức nữa đó là làm sao quản lý được lượng thức ăn đưa xuống ao để tôm hấp thu đủ, không bị dư thừa – vì thức ăn dư thừa quá nhiều là nguyên nhân hình thành khí độc NH3/NO2/H2S trong ao nuôi.
Giải quyết:
Giá bán thức ăn là yếu tố bà con không thể kiểm soát vì vậy khuyến cáo bà con áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng; xử lý triệt để mầm bệnh trong môi trường trước khi xuống giống để tránh áp lực dịch bệnh lên ao.
Tiếp theo, trong quá trình nuôi bà con cần theo dõi môi trường, quan sát nước ao, canh nhá và tính toán số ngày tuổi để có phương án cho ăn phù hợp.
Trong điều kiện bình thường, dịch bệnh và môi trường nước được kiểm soát chặt chẽ, tôm về size lớn thì bà con vẫn thu về lợi nhuận cao.
2. Khó khăn về khí độc
Khí độc là một khó khăn thường trực cho các ao bạt, nhất là ao bạt công nghệ cao. Nuôi mật độ dày (300 con/m2) khiến lượng thức ăn nhiều, chất thải tôm nhiều dẫn đến chất hữu cơ trong ao tăng lên, phát sinh những loại độc tố như NH3/NH4, NO2 hay khí độc H2S dưới lớp bùn đáy bạt.
Khí độc tùy vào nồng độ đo được sẽ gây ra hậu quả cho ao từ ảnh hưởng đến môi trường nước đến ảnh hưởng trực tiếp lên tôm: Làm tôm stress, bơi yếu, bỏ ăn, nổi đầu. Khí độc tăng cao tôm rớt cục thịt, nếu xuất hiện mầm bệnh thì tôm đang bị khí độc đề kháng yếu sẽ không thể vượt qua dịch bệnh. Khí độc là nguyên nhân khiến tôm khó về size lớn vì lý do tôm càng lớn, thức ăn nhiều, chất thải nhiều, khí độc dễ tăng cao.
Giải quyết:
Nên giải quyết khí độc từ gốc rễ của nó đó chính là xử lý lượng hữu cơ dư thừa trong ao. Lượng hữu cơ này chứa hàm lượng Nitơ ở dạng NH3/NH4 hay NO2 là dạng gây độc cho tôm. Theo quy trình BIOGENCY, độc tố này được xử lý để chuyển hóa thành dạng không độc đó là NO3 với chu trình chuyển hóa Nitơ bằng 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter.
Phương pháp xử lý khí độc bằng vi sinh chuyên biệt hiện nay được đánh giá cao vì sự hiệu quả và có lợi về mặt chi phí cho bà con so với các phương pháp truyền thống, mặt khác duy trì và phòng ngừa khí độc bằng cách này cũng là cách hạn chế tận gốc việc khí độc hình thành.
3. Khó khăn về nguồn nước nuôi
Thay nước ao nuôi là cách một số bà con thường sử dụng để làm giảm mọi vấn đề xảy trong ao ví dụ như khí độc, tôm mắc bệnh, nước ao xấu, nhiều lợn cợn…. Thay nước sẽ giải quyết được vấn đề trước mắt cho bà con vì cơ chế làm loãng nước ao (đưa một phần nước bẩn ra ngoài và đưa một lượng nước sạch vào ao). Tuy nhiên không như trước đây, thay nước hiện tại lại vướng phải một số khó khăn như:
- Nguồn nước sạch không còn dồi dào, nước tại khu vực nuôi tôm cứ luân phiên từ ao này thải ra, ao khác lấy vào vì vậy cần tốn chi phí không nhỏ để xử lý nước.
- Một số vùng giảm diện tích nuôi để lấy chỗ làm ao xử lý nước.
- Chỉ giải quyết được phần nào cái ngọn của vấn đề khí độc.
- Ảnh hưởng đến tính chất nước ao sẵn có.
- Mầm bệnh có khả năng lây nhiễm chéo từ các ao lân cận, nhất là vào mùa dịch bệnh khuyến cáo bà con không nên thay nước.
- Cần phải có một lượng nước đạt tiêu chuẩn đủ lớn để thay suốt cả vụ nuôi làm phát sinh nhiều chi phí như hóa chất xử lý nước, vi sinh gây màu, điện tiêu thụ khi bơm nước, chuẩn bị máy phát điện…
Giải quyết:
Giảm thay nước trong quá trình nuôi, dùng chế phẩm sinh học ngay từ đầu là hướng đi mà nhiều bà con nuôi ao bạt lựa chọn trong bối cảnh ngày nay. Tại BIOGENCY quy trình nuôi tôm “Giảm thay nước – Giảm chi phí – Giảm rủi ro vi khuẩn bệnh” hướng dẫn bà con với giải pháp “Kiểm soát chất lượng nước và khí độc suốt vụ nuôi” được ứng dụng tại nhiều farm nuôi và giúp khách hàng đạt được lợi nhuận mong muốn.
Gặp khó khăn khi nuôi tôm là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình nuôi tôm thẻ nếu gặp phải khó khăn bà con hãy gọi HOTLINE 0909 538 514 của BIOGENCY, chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ bà con một cách nhanh nhất. Chúc bà con nuôi tôm thành công!
>>> Xem thêm: Giải pháp nuôi tôm thân thiện, bảo vệ môi trường đang được quan tâm hiện nay