BOD trong nước thải là một chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu trong công tác xử lý nước thải. Vậy cụ thể BOD trong nước thải là gì? Nước thải nào thường chưa BOD cao? Hãy cùng Biogency tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!
BOD trong nước thải là gì?
BOD là viết tắt của Biological Oxygen Demand, được hiểu là nhu cầu oxy sinh hóa. Cụ thể, BOD trong nước thải là lượng oxy hòa tan cần thiết của các sinh vật sinh hiếu khí để phân hủy những vật chất hữu cơ trong nước thải với nhiệt độ nhất định và trong một khoảng thời gian cụ thể.
BOD cũng là một chỉ số quan trọng để đo lượng ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Khi nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật có thể tiêu hủy chúng bằng cách sử dụng oxy có trong nước. Việc đo lường BOD giúp xác định khả năng ô nhiễm và tác động tiềm năng của nước thải lên môi trường.
Thông thường, giá trị BOD được biểu thị bởi miligam oxy tiêu thụ trên một lít mẫu (mg/l) trong suốt 5 ngày ủ với nhiệt độ 20 độ C. Bên cạnh đó, BOD thường được dùng để làm đại diện cho mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải.
Tại sao cần quan tâm đến BOD trong nước thải?
Việc quan tâm đến chỉ số BOD trong nước thải là cực kỳ quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng nước và môi trường. Nước thải có BOD cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như:
- Mất oxy: BOD cao trong nước thải khi xả vào môi trường tự nhiên có thể gây mất oxy trong nước, ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật nước như cá, tôm, và các loại động vật khác.
- Ô nhiễm môi trường: Các chất hữu cơ trong nước thải có thể làm tăng mức độ ô nhiễm của nước, gây khó khăn trong việc xử lý và tái sử dụng nước.
- Sự phát triển của tảo và vi khuẩn: BOD cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tảo và vi khuẩn, dẫn đến hiện tượng nước ô nhiễm và tạo ra mùi hôi khó chịu.
- ….
>>> Xem thêm: Vì sao cần xử lý nước thải vượt BOD, COD?
Nước thải nào thường chứa BOD cao?
Có thể nói rằng, hầu hết các loại nước thải đều có chứa BOD, chỉ khác về nồng độ nhiều hay ít. Một số loại nước thải thường chứa BOD cao, bao gồm:
- Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp: Các nhà máy sản xuất công nghiệp thường tạo ra lượng nước thải có BOD cao do quá trình sản xuất và xử lý chất thải.
- Nước thải từ hệ thống thoát nước gia đình và khu đô thị: Nước thải từ các hệ thống thoát nước gia đình và khu đô thị thường chứa các chất hữu cơ từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như rửa bát đĩa, giặt quần áo và vệ sinh cá nhân.
- Nước thải từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: Quá trình sản xuất thực phẩm bao gồm nhiều giai đoạn như rửa, chế biến và đóng gói, tạo ra lượng lớn nước thải chứa các chất hữu cơ từ thực phẩm. Các chất hữu cơ này, bao gồm dầu mỡ, protein, tinh bột và đường, có thể làm tăng BOD trong nước thải.
- Nước thải từ ngành công nghiệp hóa chất: Các ngành công nghiệp này sử dụng nhiều chất hóa học trong quá trình sản xuất, tạo ra nước thải chứa các chất hữu cơ độc hại và khó phân hủy, góp phần làm tăng BOD trong nước thải.
Bảng nồng độ BOD trong một số loại nước thải chứa BOD cao | |
Nước thải sinh hoạt | BOD từ 100 – 200 mg/l |
Nước thải trong chế biến thủy sản | BOD từ 2000 – 5000 mg/l |
Nước thải trong sản xuất bia | BOD từ 800 – 2000 mg/l |
Nước thải trong nhà máy giấy | BOD từ 2000 – 3000 mg/l |
Nước thải trong sản xuất cao su | BOD từ 3000 – 10.000 mg/l |
Nước thải trong xi mạ | BOD từ 300 – 1000 mg/l |
Nước thải trong dệt nhuộm | BOD từ 500 – 3000 mg/l |
Nước thải trong chăn nuôi | BOD từ 3000 – 5000 mg/l |
Nước thải trong mía đường | BOD từ 1600 – 5000 mg/l |
Phương pháp xử lý nồng độ BOD trong nước thải
Có nhiều phương pháp để xử lý nồng độ BOD trong nước thải như cơ học, hóa học, sinh học hoặc có thể kết hợp cả 3 cùng nhau.
– Phương pháp cơ học trong xử lý nồng độ BOD trong nước thải
Ứng dụng phương pháp cơ học trong xử lý nồng độ BOD chính là tách những chất không hòa tan cùng với một phần chất dạng keo ra khỏi nước thải. Sử dụng phương pháp này có thể giúp loại bỏ được khoảng 20% BOD và 60% tạp chất không hòa tan. Các phương pháp cơ học để xử lý nồng độ BOD trong nước thải thường được sử dụng phổ biến bao gồm: song chắn rác, bể lắng cát, tuyển nổi, bể điều hòa,…
– Phương pháp hóa học trong xử lý nồng độ BOD trong nước thải
Phương pháp hóa học sử dụng những chất phản ứng nhằm tác động với những tạp chất bẩn, sinh ra biến đổi hóa học và tạo cặn lắng nhằm xử lý nồng độ BOD trong nước thải. Một số phương pháp hóa học trong xử lý nồng độ BOD bao gồm keo tụ tạo bông, oxy hóa khử, Fenton, trao đổi ion bằng hạt nhựa, than hoạt tính,…
– Phương pháp sinh học trong xử lý nồng độ BOD trong nước thải
Xử lý nồng độ BOD trong nước thải bằng phương pháp sinh học chính là ứng dụng các chủng vi sinh vật để có thể phân hủy các chất hữu cơ. Tùy vào mỗi điều kiện môi trường kỵ khí, thiếu khí hay hiếu khi mà sẽ sử dụng các chủng vi sinh vật thích hợp để thực hiện quá trình này.
Ngoài ra, để đạt được hiệu quả xử lý BOD tối đa, người vận hành có thể kết hợp cả 3 phương pháp cơ học, hóa học và sinh học, đồng thời kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh cho hệ thống. Trong đó, sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND được xem là sản phẩm tối ưu dành cho giảm chỉ số BOD cao, đồng thời còn có khả năng xử lý BOD và TSS vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, Microbe-Lift IND còn có chức năng thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ, giảm thiểu lượng vi sinh chết do sốc tải và phục hồi hệ thống sau sự cố.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích về BOD trong nước thải. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với các loại nước thải