“Khí độc NO2” trong ao tôm thực chất nó không ở dạng khí mà nó là dạng ion NO2- của axit HNO2. Tuy nhiên, tại bài viết này chúng tôi gọi nồng độ NO2- gây độc trên tôm là “khí độc” như cách mà chúng ta quen gọi từ trước đến nay. Cùng tìm hiểu cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm qua bài viết dưới đây.
Khí độc NO2 tuy quen thuộc nhưng rất khó xử lý
Thực tế, một số người nuôi tôm chưa có quy trình xử lý khí độc riêng cho mình một cách hiệu quả, xuyên suốt và tiêu diệt tận gốc. Vì vậy khí độc NO2 vẫn là thứ khiến nhiều người nuôi đau đầu, đặc biệt là càng về cuối vụ – trị được khí độc sẽ giúp bà con nuôi tôm về size lớn hiệu quả hơn. Ao nuôi càng dài ngày, từ ngày thứ 40 trở đi khí độc là thứ hầu như ao nào cũng có và ảnh hưởng của chúng lên tôm rất nguy hiểm, có thể kể đến như:
- Nền đáy ao nuôi chuyển đen, ao nhiều bọt khí sậm màu, bong bóng khó vỡ, nước đặc keo, có mùi hôi.
- Tôm bị ảnh hưởng sẽ bơi nổi trên mặt nước, dọc mé bờ, gặp tình trạng nổi đầu sáng sớm hoặc chiều mát. Sau đó, NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm, tạo thành Mehemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu làm tôm thiếu oxy nghiêm trọng.
- NO2 tăng trong nước sẽ làm oxy hòa tan giảm dưới mức 4mg/l là nồng độ oxy không đảm bảo cho tôm nuôi.
- NO2 tăng, pH trong ao cao thì NH3 sẽ chuyển hóa rất nhanh chóng thành NO2, làm NO2 ngày một tăng cao. Tôm giảm từ từ đến bỏ ăn, gặp lúc lột vỏ tôm sẽ khó lột, dính vỏ, rớt cục thịt, bị ảnh hưởng từ môi trường hoặc tăng khả năng mẫn cảm với mầm bệnh.
Nguyên nhân nào khiến ao tôm luôn phát sinh khí độc NO2?
Khí độc NO2 phát sinh trong ao thường do:
- Chất hữu cơ đưa xuống ao không thể tránh khỏi đó là thức ăn tôm, cộng thêm quá trình thải phân của tôm, cùng với thức ăn dư thừa ngày qua ngày tạo nên một lượng hữu cơ lớn trong ao là nguyên nhân chính sinh ra khí độc NO2.
- Các yếu tố môi trường cùng lúc tăng hoặc giảm ngoài mức đảm bảo cho tôm sinh sống cũng khiến nồng độ khí độc tăng cao trong thời gian ngắn.
- Quy trình xử lý khiến khí độc giảm rồi lại tăng cao do cách xử lý chưa tận gốc, chưa kiểm soát sự hình thành khí độc và chưa kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng như độ mặn, pH, độ kiềm…
Hướng dẫn xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm (NO2 > 5mg/l)
Nói về xử lý khí độc NO2 có nghĩa ao tôm đã đang gặp khí độc nồng độ cao, đã có một số ảnh hưởng lên tôm nên cần giảm nồng độ khí độc này ngay, sau đó quản lý các thông số môi trường bị ảnh hưởng về mức an toàn, tối ưu giúp nước khỏe, tôm sống tốt.
Kỹ sư thủy sản của Biogency đã đưa ra cách giúp bà con xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm (khi NO2 > 5mg/l) sử dụng Enzyme và vi sinh vật chuyển hóa khí độc như sau:
Bước 1: Cấp cứu tôm bằng Bio-Choice AQUA
Việc cấp cứu tôm bằng Bio-Choice AQUA sẽ giúp ngăn chặn ngay sự gia tăng của khí độc chỉ sau từ 24 giờ sử dụng, giúp tôm ngừng rớt đáy và hạ khí độc về mức an toàn.
Dùng 200ml Bio-Choice AQUA cho 1000m3 nước, đánh 1 nhịp sáng hoặc chiều tối.
Bước 2: Xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm bằng AQUA N1
Sau ngày đầu tiên cấp cứu cho tôm, 2 ngày tiếp theo bà con cần đánh liên tiếp 2 nhịp AQUA N1. Xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm nhờ sự chuyển hóa từ NH3/NH4 → NO2 → NO3 (NO3 là một chất không độc đối với tôm):
- Nhịp 1: 700ml Microbe-Lift AQUA N1 + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonate. Khuấy đều hỗn hợp, sục mạnh liên tục trong 24 giờ, sau đó tạt xuống ao vào 8-9 giờ tối.
- Nhịp 2: 700ml Microbe-Lift AQUA N1 + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonate. Khuấy đều hỗn hợp, sục mạnh liên tục trong 24 giờ, sau đó, tạt xuống ao.
Bước 3: Sử dụng định kỳ AQUA N1 để khí độc không tăng trở lại
Sau khi cấp cứu cho tôm, định kỳ 3 ngày sử dụng 1 lần với liều lượng: 150 ml Microbe-Lift AQUA N1 + 50 lít nước ao + 20gr Bicacbonat. Khuấy đều hỗn hợp trên, sục khí mạnh liên tục 24 giờ xử lý cho 1000 m3 nước. Duy trì cho đến cuối vụ, để khí độc không tăng lại.
Hy vọng hướng dẫn xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm được Biogency chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho bà con. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm, bà con hãy liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất! Chúc bà con nuôi tôm thành công!
>>> Xem thêm: Các vấn đề cần lưu ý khi xử lý khí độc NH3/NO2 ao nuôi tôm