Bể tách mỡ là một trong những yếu tố quan trọng cần có trong hệ thống xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn, quán ăn, dịch vụ ăn uống… Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về “Bể tách mỡ là gì?” cũng như “Cơ chế hoạt động của bể tách mỡ” qua bài viết dưới đây.
Bể tách mỡ là gì?
Bể tách mỡ (bẫy mỡ) còn được gọi là thiết bị chặn – tách dầu mỡ. Chúng thường được sử dụng tại khu vực bếp ăn của các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, căn tin, quán cà phê, tiệm bánh… Nói một cách đơn giản, bể tách mỡ là nơi chứa nước thải có hàm lượng dầu mỡ cao chảy qua trước khi vào hệ thống thoát nước hoặc hệ thống xử lý nước thải. Bể tách mỡ được thiết kế để “bẫy” dầu mỡ trong khi cho phép nước sạch thoát ra ngoài.
Các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, dịch vụ ăn uống thường thải ra một lượng lớn nước thải chứa nhiều chất béo, dầu và mỡ (FOG). Mỡ bám vào thành ống, cuối cùng có thể dẫn đến tắc nghẽn trong khi chất béo và dầu có thể làm hỏng thiết bị xử lý nước thải khiến việc sửa chữa tốn kém và có thể khiến thiết bị ngừng hoạt động. Nếu lượng FOG này chưa qua xử lý đi trực tiếp vào nguồn tiếp nhận có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường. Do đó, bể tách mỡ là yếu tố cần có ở mỗi đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Bể tách mỡ hoạt động như thế nào?
Bể tách mỡ hoạt động dựa trên cơ sở mỡ động vật và dầu thực vật (dầu mỡ) nhẹ hơn nước từ 10 đến 15% và mỡ sẽ không trộn lẫn với nước. Do đó, chất béo và dầu nổi lên trên mặt nước. Khi nước thải đi vào bể tách mỡ, nước thải ở nhiệt độ phòng sẽ tách thành 3 lớp. Mỡ dâng lên phía trên bên trong và được giữ lại bằng hệ thống vách ngăn. Chất rắn lắng xuống đáy và nước trong được tách ra thoát ra ngoài qua vách ngăn thoát ra.
Nhiều bể tách mỡ còn có bộ lọc để thu gom các mảnh vụn rắn, giúp giảm lượng chất rắn lắng xuống đáy bể. Theo thời gian, chất rắn và dầu mỡ tích tụ và nếu để tích tụ đủ lâu, chúng có thể bắt đầu trào ra ngoài. Vì lý do này, bể tách mỡ phải được làm sạch hoặc bơm ra ngoài thường xuyên.
Cách tăng hiệu suất xử lý của bể tách mỡ bằng công nghệ vi sinh Microbe-Lift
Bể tách mỡ hoạt động không hiệu quả khi lượng chất rắn, dầu mỡ tích tụ lâu ngày, đông cứng trong bể tách mỡ làm giảm thời gian lưu nước thải, phát sinh mùi hôi cũng như giảm hiệu quả tách mỡ ra khỏi nước thải, gây hậu quả nghiêm trọng đến các hạng mục bể xử lý nước thải phía sau.
Thời gian giữa các lần vệ sinh hoặc bơm hút mỡ ra khỏi bể tách mỡ sẽ phụ thuộc vào lượng nước thải sinh ra và kích thước của bể tách mỡ nhưng thông thường là 2 – 4 tuần một lần. Khoảng thời gian này có thể được kéo dài lên đến 8 tuần bằng cách bổ sung thêm men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT vào hệ thống. Giải pháp sử dụng những vi khuẩn có lợi để phân hủy dầu mỡ, hỗ trợ tăng hiệu suất bể tách dầu mỡ và giúp giảm tần suất vệ sinh, nạo hút bể tách mỡ.
Việc bổ sung men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT nên được thực hiện ở đầu đường ống như một giải pháp để ngăn ngừa sự tích tụ dầu mỡ bên trong đường ống.
Với những hiệu quả mang lại, việc kết hợp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DGTT vào bể tách mỡ không chỉ giúp mang tăng hiệu suất xử lý mỡ mà còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong tương lai, hạn chế tối đa những rắc rối liên quan đến kết cấu thiết bị và hệ thống đường ống thoát nước. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp cũng như cách sử dụng Microbe-Lift DGTT ở bể tách mỡ ngay hôm nay.
>>> Xem thêm: Xử lý bể tách mỡ & Đường ống thoát nước tại KFC