Màu nước khác thường biểu thị hệ thực vật trong ao đang ở tình trạng như thế nào. Khi nước ao có màu xanh có thể ao nuôi tôm đang chứa nhiều tảo lam, là một loại tảo không có lợi cho tôm. Cách xử lý nước ao bị xanh trong nuôi tôm như thế nào hãy cùng Biogency tìm hiểu nhé!
Nước ao nuôi tôm bị xanh là hiện tượng gì?
Hai yếu tố giúp tảo xanh (tảo lam) phát triển là Nitơ (N) và Phốt-pho (P), cả 2 yếu tố này đều xuất hiện trong ao nuôi đặc biệt ở những vùng ao nuôi thâm canh mật độ cao của tôm thẻ chân trắng thức ăn được cung cấp liên tục khiến sự gia tăng của Nitơ và Phốt-pho là rất nhanh.
Hơn nữa, Phospho trong thức ăn không được tôm hấp thụ hết hoàn toàn do đó lượng Phốt-pho thải ra môi trường ngoài khá lớn. Vì vậy phần lớn những trường hợp này tảo lam sẽ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao làm cho nước ao có màu xanh đến xanh đậm.
Và tảo lam thường xuất hiện sớm ở những ao nuôi tôm có độ mặn thấp hoặc ở các ao đáy cũ. Trong ao tôm tảo lam tiết mùi hôi khó chịu và độc tố của nó có khả năng gây bệnh cho tôm. Thường thấy là bệnh đường ruột, phân trắng khi có tảo lam xuất hiện trong một thời dài.
Cách xử lý nước ao bị xanh trong nuôi tôm
Do vi khuẩn lam thuộc ngành vi khuẩn, nhưng nó có khả năng quang hợp và cố định Nitơ như tảo, nên nó được gọi là tảo lam. Và đặc trưng này làm cho tảo lam khác biệt với các loại tảo còn lại đã nêu tên ở trên – vừa là vi khuẩn, vừa là tảo.
Để xử lý tảo lam cũng như xử lý nước ao bị xanh trong nuôi tôm, bà con có thể tham khảo một số cách dưới đây:
– Cách cơ học để vớt tảo xanh:
Đặt bơm chìm chỗ tảo lam hay dồn về để hút tảo lam ra khỏi ao hoặc vớt tảo ra khỏi ao rồi thay nước. Những cách cơ học như vậy thường mất rất nhiều thời gian và công sức mà cần làm định kỳ, không cắt được cái gốc hình thành nên tảo lam.
– Cách dùng vôi để xử lý nước ao bị xanh:
Dùng vôi để xử lý nước ao bị xanh nhằm mục đích khoáng hóa hữu cơ, khử Phốt-pho cắt đi nguồn thức ăn của tảo. Dùng vôi là cách chi phí rẻ và cũng mang lại hiệu quả tốt nhưng bà con cần lưu ý dùng đúng loại vôi, đúng thời điểm đánh vôi để có kết quả tốt, điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm lâu năm của người nuôi. Cách dùng vôi gặp rất nhiều tại các ao với kỹ thuật viên hoặc chủ ao lâu năm, dày dặn kinh nghiệm.
>>> Xem thêm: Nên đánh vôi ao nuôi tôm vào ban ngày hay đêm?
– Cách dùng hóa chất như BKC, Chlorine hay Oxy già để xử lý nước ao bị xanh:
Các hóa chất như BKC, Chlorine hay Oxy là những chất có tính diệt khuẩn mạnh, có thể diệt nhanh tảo xanh trong ao nuôi tôm. Ngoài ra còn có thể dùng Đồng hữu cơ, Đồng Sunfat. Dùng hóa chất để xử lý mặc dù nhanh cắt được tảo tuy nhiên để lại hệ lụy khá lớn cho tôm trong ao, chúng phải chịu sự tác động của các chất này xảy ra tình trạng ngộ độc. Dư lượng hóa chất tồn dư trong nước, chìm xuống đáy ảnh hưởng lớn đến môi trường nước ao.
– Cách dùng vi sinh chuyên xử lý nước ao bị xanh:
Hiện nay vi sinh cắt tảo đã và dần được phổ biến hơn trước đây khá nhiều. Vi sinh tạt xuống ao với cơ chế cạnh tranh oxy với tảo, cắt đi nguồn sống của chúng, ngoài ra sau khi tảo tàn vi sinh còn có nhiệm vụ phân hủy xác tảo giúp nước không bị ô nhiễm.
Bà con có thể kết hợp 2-3 cách trên với nhau nhưng cần đảm bảo không gây tương khắc. Cách kết hợp này sẽ phát huy hiệu quả do tảo xanh – tảo lam phải chịu nhiều tác động cùng một lúc. Ưu điểm nhất vẫn là cách dùng vi sinh để cắt tảo. Vì khi dùng cách khác để xử lý thì khi tảo lam chết đi cũng phải dùng đến vi sinh để phân hủy xác tảo khi chúng chìm xuống đáy ao. Nếu không tiếp tục phân hủy xác tảo thì tôm rất dễ mắc các bệnh về đường ruột.
Tại BIOGENCY ứng dụng dòng vi sinh cắt tảo Microbe-Lift PBD chứa chủng vi sinh Bacillus amyloliquefaciens và Enzyme cellulase có khả năng cắt tảo xanh hiệu quả, kiểm soát sự bùng phát của tảo độc, giúp phân hủy xác tảo tàn và làm sạch nước ao nuôi tôm, đồng thời giảm lượng khí độc sinh ra từ tảo tàn.
Liều lượng và cách sử dụng của vi sinh cắt tảo Microbe-Lift PBD:
+ Dùng để cắt tảo:
- Trường hợp tảo độc nhiều (dày): Sử dụng 113 gram (2 túi hòa tan bên trong sản phẩm) cho 1000m3 nước. Dùng 3 nhịp liên tục vào 8 – 10 giờ tối.
- Trường hợp tảo độc ít (mỏng): Sử dụng 56,5 gram (1 túi hòa tan bên trong sản phẩm) cho 1000m3 nước. Dùng 3 nhịp liên tục vào 8 – 10 giờ tối.
+ Sử dụng để kiểm soát sự bùng phát của tảo độc: Nên dùng sản phẩm định kỳ 10 ngày/lần trong suốt vụ nuôi để kiểm soát tảo bùng phát.
Trước khi sử dụng cần kích hoạt men vi sinh bằng cách: Lấy gói sản phẩm theo như liều lượng được hướng dẫn + 100 gram mật rỉ đường + 10 lít nước sạch bỏ vào thùng chứa, sau đó khuấy đều hỗn hợp và ủ trong 30 phút rồi mới tạt xuống ao.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của Biogency sẽ giúp bà con có thêm kiến thức để xử lý nước ao bị xanh trong nuôi tôm. Nếu có bất kỳ khó khăn nào cần hỗ trợ trong suốt quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con sớm nhất!
>>> Xem thêm: Xử lý nước ao tôm bị nhớt