Để xử lý nước thải sản xuất giấy & bao bì giấy hiệu quả, ngoài sử dụng các phương pháp như cơ học hay hóa học, phương pháp sinh học được các chuyên gia xử lý môi trường khuyên dùng và nhận được nhiều sự quan tâm của các đơn vị thi công hệ thống nước thải. Phương pháp sinh học xử lý nước thải sản xuất giấy & bao bì giấy hiệu quả như thế nào?
Nguyên nhân phát sinh nước thải sản xuất giấy
Ngành sản xuất giấy đã tạo được sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15% trong 4 năm gần đây. Với nhu cầu bao bì giấy đóng gói trong nước và tiềm năng xuất khẩu ngày càng lớn đã đưa ngành sản xuất bao bì giấy trở thành “sân chơi” hấp dẫn, thu hút nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Bên cạnh tiềm năng về kinh tế, ngành sản xuất giấy và bao bì giấy đang đứng trước yêu cầu phải giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhằm hướng đến phát triển bền vững. Do đó, việc xử lý nước thải sản xuất giấy và bao bì giấy ngày càng được siết chặt, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn.
Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bao bì giấy sử dụng nhiều nước, vì nước là yếu tố cần thiết trong tất cả các quy trình sản xuất. Các quá trình sản xuất giấy bao gồm: Tiêu hóa vụn gỗ để tạo thành bột giấy, rửa và tẩy trắng vật liệu để đạt được độ trắng, tạo ra hơi nước như một phương tiện để làm khô giấy. Qua quy trình đó, một lượng lớn nước thải được tạo ra.
>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy
Đặc điểm của nước thải sản xuất giấy & bao bì giấy
Nước thải từ các nhà máy sản xuất giấy bao gồm các hợp chất ô nhiễm như: Hóa chất khử mực, chất tẩy trắng, hóa chất xử lý và phụ gia,… ngoài ra còn có các chất xơ còn sót lại. Đặc điểm cụ thể của nước thải ở từng giai đoạn sản xuất được thể hiện qua bảng dưới đây:
STT | Giai đoạn phát sinh nước thải | Đặc điểm của nước thải |
1 | Từ quá trình gia công, nấu và rửa nguyên liệu | Chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, hóa chất nấu và một phần sơ xợi:
|
2 | Từ tẩy trắng hoặc tẩy mực | Trong giai đoạn này thường áp dụng phương pháp hóa học hoặc bán hóa học, chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan,… kết hợp với các chất tẩy rửa độc hại có khả năng tích tụ sinh học như các hợp chất clo hữu cơ.
Nước thải thường có BOD5 và COD cao lên đến 700 – 2500mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt, giai đoạn này độ màu của nước thải thường rất cao. |
3 | Từ quá trình nghiền bột và xeo giấy | Nước thải ở giai đoạn này chứa rác thô, xơ xợi(cenllulose), bôt giấy ở dạng lơ lửng, các phụ gia như: Nhựa thông, phẩm màu, cao lanh, tinh bột tuyến tính, chất đệm… |
4 | Từ các khẩu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn | Chứa phần lớn hàm lượng các chất rắn lơ lửng… |
5 | Nước thải sinh hoạt | Chứa phần lớn hàm lượng các chất hữu cơ, Amoni và Nitơ… |
Từ đặc điểm trên, có thể thấy được hàm lượng ô nhiễm của nước thải sản xuất giấy và bao bì giấy là rất cao.
Bảng dưới đây là một ví dụ điển hình về thành phần và nồng độ ô nhiễm của nước thải sản xuất giấy và bao bì giấy (theo Tổng cục môi trường 2011):
Chỉ tiêu | Đơn vị | Nguyên liệu từ gỗ mềm | Nguyên liệu là giấy thải | |
Sản phẩm giấy Carbon | Sản phẩm giấy vệ sinh | Sản phẩm giấy bao bì | ||
pH | * | 6,9 | 6,8 – 7,4 | 6,0 – 7,4 |
Màu | Pt*Co | 1500 | 1000 – 4000 | 1058 – 9550 |
Nhiệt độ | °C | * | 28 – 30 | 28 – 30 |
SS | mg/l | 4244 | 454 – 6082 | 431 – 1307 |
COD | mgO2/l | 4000 | 868 – 2128 | 741 – 4130 |
BOD | mgO2/l | 1800 | 475 – 1075 | 520 – 3085 |
Nitơ tổng | mg/l | 43,4 | 0 – 3,6 | 0,7 – 4,2 |
Photpho tổng | mg/l | 2 | * | * |
(SO4)2- | mg/l | 116 | * | * |
Phương pháp sinh học giúp xử lý nước thải sản xuất giấy hiệu quả
Để xử lý nước thải sản xuất giấy hiệu quả, ngoài sử dụng các phương pháp như: Cơ học hay hóa học, phương pháp xử lý sinh học được các chuyên gia xử lý môi trường khuyên dùng và được sự quan tâm của nhiều đơn vị thi công hệ thống nước thải.
Đối với hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy và bao bì giấy, yêu cầu xử lý các chỉ tiêu COD, BOD, TSS là cần thiết. Phương pháp sinh học dựa trên cơ chế hoạt động, phát triển của vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải sản xuất giấy. Nhờ vậy, lượng chất bẩn hữu cơ giảm nhanh, từ đó giảm chỉ số COD, BOD, TSS trong nước thải.
Ưu điểm khi xử lý nước thải sản xuất giấy bằng phương pháp sinh học:
- Giảm nhanh các chỉ tiêu ô nhiễm, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn.
- An toàn cho người vận hành, đồng thời, tăng tuổi thọ sử dụng của máy móc (máy bơm, máy thổi khí…) do không bị ăn mòn bởi hóa chất.
- Nước thải đầu ra không chứa các chất gây hại phát sinh như khi xử lý bằng phương pháp hóa học, an toàn cho môi trường và hệ sinh thái.
- Liều lượng duy trì thấp do vi sinh vật có khả năng tự sinh sản, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
- Không đòi hỏi yêu cầu cao về vận hành.
Để phương pháp sinh học xử lý nước thải sản xuất giấy đem lại hiệu quả, cần lựa chọn đúng các chủng vi sinh vật có khả năng đáp ứng được các yêu cầu xử lý của hệ thống. Microbe-Lift IND là sản phẩm men vi sinh xử lý COD, COD, TSS trong nước thải cốt lõi của thương hiệu Biogency đang rất được ưa chuộng trên thị trường, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả sản xuất giấy mà bạn có thể tham khảo sử dụng.
Ngoài việc đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả và phù hợp cho từng hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy và bao bì giấy, đội ngũ kỹ thuật của Biogency còn giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả liên tục. Vì vậy, lựa chọn Biogency sẽ doanh nghiệp của bạn không chỉ nhận được sản phẩm chất lượng mà còn được hỗ trợ tư vấn miễn phí giải pháp xử lý cho từng vấn đề nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tốt hơn.
>>> Xem thêm: Cách xử lý BOD, COD, TSS hiệu quả bằng vi sinh Microbe-Lift IND