Quy trình thu gom và xử lý nước thải Khu công nghiệp khá phức tạp vì lượng nước thải lớn. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình này qua bài viết dưới đây.
Sơ đồ quy trình thu gom và xử lý nước thải khu công nghiệp
Phần lớn chất lượng nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đều chưa đạt tiêu chuẩn được phép xả thải vào mạng lưới thoát nước chung. Đặc biệt, hàm lượng COD, Tổng Nitơ của các doanh nghiệp vượt trội nhiều lần so với cho phép. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa trang bị hệ thống xử lí nước thải cục bộ, hoặc đã trang bị hệ thống xử lí nước thải cục bộ nhưng hoạt động chưa hiệu quả hoặc không được vận hành liên tục.
Do đó, ở mỗi Khu công nghiệp (KCN) đều có quy trình thu gom và xử lý nước thải Khu công nghiệp riêng tùy theo tính chất nước thải tại đó. Sơ đồ quy trình thu gom và xử lý nước thải khu công nghiệp điển hình như sau:
Thuyết minh quy trình thu gom và xử lý nước thải khu công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN gồm các giai đoạn xử lý sau:
– Giai đoạn tiền xử lý:
Mục đích của hệ thống tiền xử lý tách những chất thải rắn có kích thước lớn ra khỏi nước thải và tách dầu ra khỏi nứớc thải để cân bằng lưu lượng và hàm lượng chất thải trong nước thải. Các bước trong tiền xử lý bao gồm:
Hố thu gom ⭢ Máy tách rác ⭢ Bể tách dầu ⭢ Bể cân bằng
Nước thải từ các nhà máy trong KCN được dẫn vào nhà máy xử lý nước thải theo đường ống tự chảy và đường ống áp lực gom về hố thu gom. Nước thải này sẽ đi qua một giỏ lọc rác trước khi vào hố thu.
Nước thải từ hố thu sẽ được bơm lên máy tách rác dạng trống quay bằng các máy bơm chìm. Nước thải sau khi được tách rác sẽ đi vào bể tách dầu trọng lực, dầu nhẹ sẽ nổi lên trên và vớt định kỳ bỏ ra ngoài.
Nước thải sau khi được tách dầu sẽ chảy tràn vào bể cân bằng kết hợp sục khí bằng đĩa bể cân bằng có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định chất lượng nước thải đồng thời hạn chế vi sinh kỵ khí phát triển. Nước thải từ bể cân bằng được bơm qua hệ thống xử lý hóa học bằng 2 bơm chìm. Trên đường ống vào bể xử lý hóa học có gắn một đồng hồ lưu lượng từ tính cho biết lưu lượng nước xử lý từng thời điểm và số lũy kế mét khối (m3) nước thải đi vào hệ thống xử lý.
– Giai đoạn xử lý hóa học:
Mục đích giai đoạn này là loại bỏ các kim loại nặng dưới dạng kết tủa Hyđroxyt trong môi trường pH cao (pH = 8.5 – 9.5). Các bước trong xử lý hóa học bao gồm:
Bể nâng pH ⭢ Bể keo tụ ⭢ Bể tạo bông ⭢ Bể lắng ⭢ Bể trung hòa
Nước thải vào giai đoạn xử lý hóa học được xử lý theo 5 bước. Từ bể nâng pH có điện cực pH được gắn ở đây để theo dõi pH của nước thải và điều khiển bơm định lượng châm NaOH 32% và nâng pH nước thải trong khoảng 8.5 – 9 5 để tạo kết tủa kim loại nặng.
Nước thải sẽ tiếp tục đi vào bể keo tụ, tại đây PAC (Poly Aluminium Chloride) được châm vào để giúp keo tụ các Hydroxyt kim loại. Nước thải tiếp tục đi vào bể tạo bông, tại đây Polymer Anion được châm vào để tiếp tục làm tăng kích thước và trọng lượng bông cặn đủ lớn cho giai đoạn lắng.
Nước thải sau khi đi qua bể tạo bông sẽ đi qua bể lắng sơ cấp, tại đây các kết tủa sẽ lắng xuống đáy bể. Dưới đáy bể có gắn hệ thống cào bùn và thu gom bùn vào trung tâm của đáy bể và được bơm bùn định kỳ bơm về bể nén.
Nước sau khi được lắng từ máng răng cưa xong sẽ đi vào bể trung hòa tại nước thải được điều chỉnh pH nằm trong giới hạn pH =6.5– 8.5 trước khi vào bể sinh học tạo khoảng thuận lợi cho hoạt động vi sinh ở giai đoạn sau.
– Giai đoạn xử lý sinh học:
Nước thải sau khi qua bể trung hòa sẽ chảy tràn vào bể phân phối và chia làm hai dòng chảy tràn vào bể hiếu khí. Đây là công đoạn xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính.
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng ở dạng lơ lửng, quy trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục, việc sục khí nhằm bảo đảm các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng bằng cách dùng hệ thống đĩa phân phối khí. Tại đây các chất thải trong nứớc sẽ được các vi sinh vật trong bùn bám dính phân giải.
Hỗn hợp nước và bùn sinh học hoạt tính sau đó được dẫn qua bể lắng thức cấp, tại bể lắng bùn sẽ được lắng tách khỏi nước thải. Phần lớn bùn hoạt tính sẽ được bơm hồi lưu về bể sinh học, bùn dư được bơm về bể nén bùn.
>>> Xem thêm: Ứng dụng vi sinh Microbe-Lift để tăng hiệu quả xử lý nước thải khu công nghiệp
– Giai đoạn khử trùng:
Nước thải sau khi xử lý theo đường ống trọng lực sẽ chảy tràn về bể khử trùng, NaOCl 10% được bơm định lượng châm vào khử trùng để giảm thiểu lượng vi khuẩn Coliform. Nước thải sau khi khử trùng đạt tiêu chuẩn sẽ được thải ra ngoài môi trường.
– Giai đoạn xử lý bùn:
Nước thải sẽ đi qua bể lắng thứ cấp giúp cho việc lắng tách bùn hoạt tính bùn lắng xuống đáy bể phần lớn được bơm tuần hoàn về lại bể sục khí và một phần bùn dư sẽ được bơm về bể nén bùn, sau đó được bơm vào máy ép bùn.
Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp bằng vi sinh cũng như hỗ trợ tư vấn miễn phí, liên hệ ngay cho BIOGENCY theo HOTLINE 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Phương án xử lý Nitrat nước thải tập trung dành cho Khu công nghiệp