Tôm thẻ chân trắng phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng khác nhau. Do đó, để chăm sóc tôm đúng cách, bà con cần có những kiến thức về từng giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng.
4 giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng
– Giai đoạn phôi
Giai đoạn phôi là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của tôm thẻ chân trắng. Giai đoạn này gồm quá trình từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi trứng nở.
Thông thường, tôm thẻ chân trắng sẽ đẻ trứng vào ban đêm từ 22 giờ đến 2 giờ sáng. Sau từ 10-12 giờ, trứng đã được thụ tinh sẽ được nở thành ấu trùng. Quá trình phát triển từ giai đoạn phôi đến giai đoạn ấu trùng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ của nước ao. Xem thêm: Khoảng nhiệt độ cho tôm sinh trưởng tốt nhất là bao nhiêu?>>>
– Giai đoạn ấu trùng
- Giai đoạn Nauplius:
Giai đoạn ấu trùng Nauplius gồm 6 giai đoạn phụ và 6 lần lột xác. Ấu trùng Nauplius có chiều dài 0.3mm khi mới nở, có tập tính trôi nổi, ít vận động. Chúng bơi lội không định hướng bằng 3 đôi chân phụ và có xu hướng di chuyển theo kiểu zic zac.
Trong giai đoạn này, ấu trùng tôm chưa ăn thức ăn bên ngoài mà dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ. Sau khoảng 36-40 giờ, ấu trùng Nauplius sẽ phát triển trở thành ấu trùng Zoea.
- Giai đoạn Zoea:
Trong giai đoạn ấu trùng Zoea bao gồm ba giai đoạn phụ (Z1, Z2 và Z3) với mỗi giai đoạn dài 24-28 giờ và có hình dạng bên ngoài thay đổi so với giai đoạn Nauplius, cụ thể:
- Z1: Kích thước khoảng 1mm, phần bụng kéo dài và có giáp đầu ngực tròn. Hai mắt tôm chưa có cuống, những phụ bộ và gai đuôi bắt đầu phát triển.
- Z2: Hai mắt xuất hiện cuống, chủy có răng, đôi râu thứ nhất hướng về trước, bụng phát triển dài ra.
- Z3: Xuất hiện các gai lưng, gai bụng trên các đột bụng. Râu thứ nhất có nhiều lông tơ và to hơn. Phía sau các phụ bộ miệng có những mầm chân ngực. Đặc điểm thấy rõ nhất đó là chân bụng bắt đầu xuất hiện ở trước đuôi.
Ấu trùng Zoea bơi liên tục trong nước và có định hướng tiến về trước, có tính hướng quang mạnh, đồng thời bắt đầu ăn nguồn thức ăn bên ngoài (như thực vật nổi, tảo Silic,…) với hình thức đa phần là ăn lọc.
Giai đoạn này có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất đó là ấu trùng liên tục ăn mồi, phân thải ra tạo thành đuôi phân kéo dài ở sau. Vì vậy, lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn ấu trùng Zoea phải phù hợp để đảm bảo cho việc lọc thức ăn. Liều lượng tham khảo cho bà con nuôi tôm trong giai đoạn này là nên cho ăn khoảng 2-5g/m3/ngày với tần suất ăn 6 bữa/ngày. Liều lượng thức ăn có thể tăng dần từ giai đoạn Z1 đến Z3.
Sau từ 2-3 ngày, ấu trùng Zoea sẽ phát triển trở thành ấu trùng Mysis.
- Giai đoạn Mysis:
Tương tự như giai đoạn Zoea, trong giai đoạn Mysis, quá trình phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng cũng được chia thành 3 giai đoạn phụ:
- M1: Cơ thể tôm kéo dài, đốt đuôi xuất hiện và chân ngực phát triển, chưa có chân bụng.
- M2: Có mầm chân bụng, tuy nhiên chưa phân chia đốt.
- M3: Chân bụng phát triển gấp 2 lần so với giai đoạn M2, chân bụng có 2 đốt.
Mỗi giai đoạn phụ trên kéo dài từ 24-28 giờ, tùy thuộc vào nhiệt độ nước, thức ăn cũng như sức khỏe của ấu trùng. Ấu trùng Mysis có đặc tính là sống trôi nổi, với ngửa và thường treo ngược mình trong nước. Bên cạnh đó, ấu trùng ở giai đoạn này chủ động bắt mồi hơn (chủ yếu là động vật phiêu sinh) và giai đoạn M1, M2 thì vẫn có thể ăn tảo Silic.
Liều lượng thức ăn trong quá trình này nên trong khoảng 3-8g/m3/ngày và chia thành 6 lần/ngày. Bên cạnh đó, bà con nuôi tom có thể bổ sung Vitamin C hay chất khoáng với liều lượng phù hợp vào thức ăn để hỗ trợ ấu trùng lột vỏ cứng. Nếu thấy có trường hợp ấu trùng Mysis bị chìm đáy, cần phải tiến hành sục khí, thay khoảng 30% nước vào cuối giai đoạn và thực hiện xi-phông.
- Giai đoạn Postlarvae:
Ấu trùng Postlarvae đã có đầy đủ bộ phận của tôm thẻ chân trắng, dài khoảng 4.5mm nhưng chưa được hoàn thiện về sắc tố. Chúng bắt đầu hoạt động một cách chủ động và nhanh nhẹn hơn, thức ăn chủ yếu là các động vật nổi (như ấu trùng của giáp xác, Artemia,…). Trong giai đoạn, tôm sẽ có xu hướng ăn mồi sống, do đó cần lưu ý cho ăn đủ N-Artermia để tránh ấu trùng Postlarvae ăn thịt lẫn nhau.
Đầu giai đoạn Postlarvae, ấu trùng sẽ sống trôi nổi và từ ngày thứ 3 trở đi chúng chuyển dần sống dưới đáy, đến ngày thứ 9-10 chúng chuyển sang sống hoàn toàn ở đáy.
– Giai đoạn ấu niên, thiếu niên cho đến khi sắp trưởng thành
Trong giai đoạn này, hệ thống phụ bộ, mang của tôm dần hoàn chỉnh, sắc tố trên thân cũng ngày càng hoàn thiện. Tôm bắt đầu di chuyển bằng chân và tỷ lệ chân, Thelycum và Petasma được ổn định.
Tôm thẻ chân trắng dần trưởng thành về mắt sinh dục và có sự phát triển không đồng đều giữa 2 giới tính (con cái lớn nhanh hơn con đực).
– Giai đoạn trưởng thành
Ở giai đoạn trưởng thành, tôm thẻ chân trắng tham gia vào quá trình sinh sản. Đồng thời, chúng có xu hướng sống tại khu vực xa bờ, nơi có độ trong cao và độ mặn nước ổn định. Từ ấu niên đến khi trưởng thành, tôm thẻ chân trắng có tập tính ăn tạp, thường là động vật giáp xác khác hay động vật thân mềm như giun nhiều tơ và cá nhỏ.
Nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu suất cao và phát triển ổn định
Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, để đạt được hiệu suất cao, cũng như tránh các rủi ro như dịch bệnh, bà con có thể kết hợp với biện pháp nuôi tôm an toàn sinh học bằng cách sử dụng các sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học giúp đảm bảo môi trường nước và sức khỏe cho tôm.
Bà con nuôi tôm có thể tham khảo một trong các sản phẩm men vi sinh tốt nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay như:
- Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C.
- Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi Microbe-Lift AQUA N1.
- Men vi sinh xử lý bùn đáy, nhớt bạt ao nuôi Microbe-Lift AQUA SA.
- Men vi sinh đường ruột tôm Microbe-Lift DFM.
Trong mỗi giai đoạn phát triển, tôm thẻ chân trắng đều có đặc điểm và đặc tính khác nhau. Đồng thời trong suốt giai đoạn phát triển, tôm luôn cần có môi trường sống sạch, sức khỏe tốt nhất để sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh. Để được tư vấn thêm về kiến thức và phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514. Chúc bà con có vụ nuôi thành công!
>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp giảm số lần thay nước