Nước nuôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tôm và các loài thủy sản nói chung. Tuy nhiên, đôi khi vì một lý do nào đó mà nước nuôi tôm có mùi tanh sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và cả sức khỏe của tôm. Vậy những nguyên nhân nào có thể dẫn đến nước nuôi tôm có mùi tanh và cách xử lý hiệu quả tình trạng này?
Nguyên nhân nước nuôi tôm có mùi tanh
Tình trạng nước nuôi tôm có mùi tanh thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một số yếu tố chủ yếu bao gồm chất thải hữu cơ từ thức ăn dư thừa, chất hữu cơ không bị phân hủy đúng cách và vi khuẩn nấm gây mùi. Ngoài ra, sự phát triển quá mức của tảo cũng có thể góp phần làm tăng mức độ mùi tanh trong nước nuôi tôm.
Việc hiểu rõ về nguyên nhân này là vô cùng quan trọng để có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến nước nuôi tôm có mùi tanh:
- Nước nuôi tôm có mùi tanh do chất hữu cơ, phân tôm, thức ăn thừa trong nước, chất bẩn dưới đáy ao: Quá trình phân hủy dưới nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn tạo ra các chất có mùi kháng sinh và khí độc hại. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mà còn gây ra mùi hôi khó chịu cho người nuôi tôm nhất là lúc xi-phông đáy ao.
- Nước nuôi tôm có mùi tanh do tảo: Tảo cũng là nhân tố làm nước dơ, gây mùi khi gặp tình trạng sụp tảo trong quá trình phân hủy. Tảo tạo ra các khí độc hại như Hydrogen Sulfide (H2S), Methane (CH4), và Ammonia (NH3). Những khí này, đặc biệt là Hydrogen Sulfide, có mùi rất khó chịu và có thể tạo ra mùi tanh trong ao nuôi.
- Mùi tanh do nấm, đặc biệt nấm đồng tiền: Nấm đồng tiền hay gọi là nấm chân chó là nguyên nhân gây nên mùi tanh đặc trưng tại ao nuôi tôm. Loại nấm này bám chặt vào bạt, nhá ăn, thiết bị và các vật dụng sử dụng trong ao khi bị bong tróc sẽ có mùi tanh, thu hút tôm mà các mảng nấm này chính là độc tố ảnh hưởng đến gan và ruột của tôm khi ăn phải.
Nước nuôi tôm có mùi tanh sẽ gây ra những ảnh hưởng gì?
Mùi tanh từ nước nuôi tôm gây ra nhiều ảnh hưởng, bất tiện trong quá trình nuôi, đồng thời gây ảnh hưởng đến môi trường nước nuôi, sức khỏe con tôm và cả chất lượng môi trường của khu nuôi. Mặt khác, tình trạng nước nuôi tôm có mùi tanh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh của hộ nuôi, farm nuôi hay các doanh nghiệp nuôi tôm quy mô lớn.
Nguy hiểm nhất là mùi tanh từ nấm đồng tiền. Mặc dù là một mùi thu hút tôm nhưng lại có hại cho tôm, tôm có xu hướng bơi lại các thiết bị bám dính nấm và ăn chúng, làm vỡ các mảng bám. Mùi tanh từ đó ngày càng nhiều hơn mà tôm thì mắc các bệnh về đường ruột, gan tụy suy giảm tăng trưởng, thiệt hại về sản lượng, tốn nhiều chi phí để điều trị.
Xử lý nước nuôi tôm có mùi tanh bằng cách nào?
Để giảm thiểu mùi tanh trong nước nuôi cần phải áp dụng những biện pháp quản lý môi trường, sử dụng các phương pháp nuôi nước hiệu quả để kiểm soát chất hữu cơ dư thừa, sử dụng các chủng vi sinh có khả năng ức chế vi khuẩn nấm, làm sạch nước ao.
Đối với những ao nuôi đã xuất hiện nấm đồng tiền thì cần làm các biện pháp sau:
- Cân đối lượng lại thức ăn cho tôm, tránh việc dư thừa.
- Thay các thiết bị bám nhiều nấm đồng tiền để đảm bảo công suất hoạt động của các thiết bị này. Khi thay cần chú ý tránh là hạn chế nhất việc bong tróc các mảng bám nấm cũ. Lấy thiết bị cũ lên ngâm với oxy già, phơi nắng loại bỏ hoàn toàn nấm rồi mới thay lại vào ao.
- Đánh vi sinh xử lý nước, để loại bỏ chất hữu cơ dư thừa, cạnh tranh thức ăn, khoáng cho nấm và vi khuẩn có hại, tiếp theo cung cấp men bảo vệ đường ruột tôm. Với bộ đôi vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift DFM được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Sinh Thái Hoa Kỳ và được nhập khẩu 100% bởi BIOGENCY, bà con có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, sản phẩm đã được áp dụng rất hiệu quả tại các tỉnh nuôi tôm trọng điểm nước ta.
- Đánh vi sinh Microbe-lift AQUA SA có chứa các chủng vi sinh ức chế nấm đồng tiền như Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate.
Trong bối cảnh ngành nuôi tôm ngày càng khắc nghiệt, việc quản lý chất lượng nước nuôi tôm trở thành một thách thức đặc biệt quan trọng. Hiểu rõ về nguyên nhân của các hiện tượng tại ao và áp dụng các biện pháp xử lý là chìa khóa để đảm bảo sự thành công và giảm các thiệt hại cho người nuôi tôm. Bằng cách này, chúng ta có thể đảm bảo rằng sản phẩm tôm đạt chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời giữ vững sự phát triển và uy tín của ngành nuôi trồng thủy sản.
Với những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng nước nuôi tôm có mùi tanh trên đây, hy vọng bà con có thể ứng dụng vào ao nuôi để vụ nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôm, nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào, cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ BIOGENCY luôn sẵn sàng phục vụ bà con!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý đáy ao nuôi tôm (trước, trong và sau vụ nuôi)