Xử lý nước trong quá trình ương tôm là một việc rất quan trọng để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của tôm. Đồng thời, việc này sẽ giúp tôm có khả năng thích nghi nhanh chóng, phát triển tốt hơn trước khi thả vào ao nuôi. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ hướng dẫn cho bà con một số kỹ thuật xử lý nước trong quá trình ương tôm.
Vì sao phải xử lý nước trong quá trình ương tôm?
– Ương tôm là gì?
Ương tôm là giai đoạn tiếp nhận con tôm post (tôm giống) từ các trại sản xuất tôm giống, sau đó thực hiện quá trình thuần dưỡng, chăm sóc tôm đến một kích cỡ nhất định, có sức khỏe tốt, có sức đề kháng tốt để chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường như thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa thất thường.
Quá trình ương tôm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất khi không may gặp phải các tình huống ngoài khả năng kiểm soát của người nuôi. Việc ương tôm trước khi đưa chúng ra ao nuôi rất quan trọng, vì trong giai đoạn ương tôm, con tôm sẽ được bảo vệ một cách tối ưu nhất, có thể nói là khả năng bảo vệ đàn tôm chỉ đứng sau các trại sản xuất giống.
>>> Xem thêm: Ương tôm giống đúng cách trước khi thả nuôi giúp nâng cao chất lượng mùa vụ
– Vì sao phải xử lý nước trong quá trình ương tôm?
Xử lý nước trong quá trình ương tôm được xem là một việc rất quan trọng trong nuôi tôm nói riêng cũng như trong nuôi trồng thủy sản nói chung. Việc xử lý nước trong quá trình ương tôm nhằm:
- Tạo môi trường thuận lợi để tôm phát triển tốt: Tôm giống rất nhạy cảm với môi trường, do đó bà con cần xử lý nước trước khi thả tôm. Việc xử lý nước giúp tôm thích nghi nhanh chóng, phát triển tốt và tránh bị sốc khi gặp môi trường mới.
- Bảo vệ nguồn nước, giúp tôm lớn nhanh, phát triển tốt: Nước ao nuôi chính là môi trường để tôm sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình nuôi tôm, nước ao nuôi dễ bị đục do thức ăn dư thừa, phân tôm, tảo tàn, kết hợp các chất dư khác,… làm ảnh hưởng tới tôm. Do vậy, bà con nên chủ động xử lý để đảm bảo nguồn nước tốt., tạo môi trường tốt cho tôm phát triển nhanh, cho năng suất cao hơn.
- Hạn chế nguy cơ dịch bệnh: Nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn rong tảo phát triển gây bệnh cho tôm. Chính vì vậy xử lý nước nuôi tôm giúp ngăn chặn các tác nhân có hại, giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm.
Kỹ thuật xử lý nước trong quá trình ương tôm
Việc xử lý nước trong quá trình ương tôm là một việc không đơn giản đối với nhiều bà con nuôi tôm, việc này đòi hỏi bà con phải có kiến thức và kỹ thuật mới có thể xử lý một cách chuẩn chỉnh. Việc xử lý nước ở đây bao gồm quá trình xử lý nước trước trong và sau khi nuôi tôm. Cụ thể là:
– Kỹ thuật xử lý nước trước khi thả tôm
Xử lý nước trước khi thả nuôi là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng góp phần vào vụ nuôi thành công. Bởi nếu bà con không xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng đến cả vụ, tôm không thích nghi được và có thể chết.
Mục đích xử lý nước trước khi thả tôm là để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong nước và ao nuôi. Đồng thời còn giúp tạo nguồn thức ăn tự nhiên để tôm phát triển giai đoạn đầu, giúp giảm thiểu chi phí thức ăn cho tôm và tăng lợi nhuận
Quy trình xử lý nước trước khi thả tôm:
- Bước 1: Xử lý ao lắng, nước cần được cho qua lưới lọc để lọc rác và các sinh vật tự nhiên. Quá trình lắng mất khoảng 3-5 ngày, có thể chạy quạt nước để thúc đẩy phân hủy các vật hữu cơ, thời gian lắng càng lâu, hiệu quả đem lại càng cao.
- Bước 2: Chuyển nước từ ao lắng vào trong ao nuôi tôm, khi bơm nước từ ao lắng sang, bà con nên dùng túi lọc hoặc bơm qua vải kate giúp loại bỏ các địch hại, rác, vi sinh vật có hại và các vật chủ trung gian còn sót lại lần cuối cùng trước khi cấp nước vào ao nuôi. Mực nước thích hợp là từ 1,3 – 1,4m.
- Bước 3: Diệt tạp khuẩn, bà con cần chạy quạt liên tục trong 3 ngày đầu tiên để trứng cá và giáp xác nở hết rồi tiến hành xử lý chúng. Có thể diệt tạp bằng rễ cây thuốc lá, bột bã trà, Saponin hay hoá chất với liều lượng của nhà sản xuất.
- Bước 4: Diệt khuẩn, sau khi diệt tạp sẽ đến bước diệt khuẩn bằng cách dùng các chất diệt khuẩn như: thuốc tím KMnO4, TCCA, Chlorine,…
- Bước 5: Bổ sung thêm vi sinh vào ao nuôi. Trong quá trình diệt khuẩn, có thể làm mất đi một số vi khuẩn có lợi nên cần bổ sung vi sinh nhằm mục đích tạo lại hệ vi sinh lành mạnh cho tôm.
- Bước 6: Gây màu nước, đây cũng là bước cuối cùng trong quá trình xử lý nước trước khi thả nuôi. Gây màu sẽ giúp kích thích tảo có lợi trong ao phát triển, vừa tạo nguồn thức ăn cho tôm mà con giúp tôm thuận lợi sinh trưởng. Sau khi gây màu, nên kiểm tra độ trong của nước rồi mới thả tôm.
– Kỹ thuật xử lý nước trong quá trình nuôi tôm
Tùy theo từng tình trạng của nước mà có những cách xử lý khác nhau:
- Nước ao nuôi bị đục: Nếu nước ao nuôi bị đục do bùn đất hòa tan hay hạt lơ lửng quá nhiều thì cách tốt nhất là thay nước mới hoặc dùng các chất lắng tụ. Nếu đục do tảo tàn thì dùng vôi nóng để xử lý với liều lượng hợp lý để cắt tảo hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học để cắt tảo cùng với các loại vi sinh khác để cân bằng hệ sinh thái ao nuôi
- Nước ao xuất hiện bọt trắng: Bà con nên đo nước xem ao đã bị khí độc hay chưa? Nếu ao đã nhiễm khí độc bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý khí độc. Đồng thời giảm một nửa lượng thức ăn so với hằng ngày, kết hợp với vớt bọt trắng.
- Nước ao nuôi bị ô nhiễm: Đầu tiên cần làm sạch ao, điều chỉnh lượng thức ăn, dùng máy hút bùn để loại bỏ các chất thải khỏi đáy ao
Một số chỉ số cần lưu ý khi xử lý nước trong quá trình ương tôm
Khi xử lý nước trong quá trình ương tôm, bà con phải đảm bảo các chỉ tiêu của nước đạt chất lượng, không còn chất lơ lửng, độ trong đạt 100%, sạch khuẩn, các chỉ tiêu về thủy lý hóa phù hợp với tôm ương.
Ngoài ra, hằng ngày bà con nên kiểm tra chỉ tiêu lý hóa 2 lần về trong khoảng tối ưu (pH: 7,8-8,0; kiềm 120-160; NO2 < 2; NH3 tùy nhiệt độ và pH). Đồng thời, bà con nên bổ sung định kỳ vi sinh vào ao nuôi tôm để giúp xử lý nước, xử lý khí độc, xử lý đáy,…
Biogency hiện đang là đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức của thương hiệu Microbe-Lift của Ecological Laboratories Inc., (USA). Biogency mang đến giải pháp khác biệt và Đi đầu về giải pháp xử lý khí độc NH3, NO2 ao nuôi tôm nhờ thành phần chứa chủng Nitrosomonas và Nitrobacter.
Thêm vào đó, bà con nên bổ sung thêm các loại khoáng chất giúp kích thích quá trình lột xác và Vitamin để tăng thêm sức đề kháng cho tôm. Vitamin là nhóm chất hữu cơ mà cơ thể sinh vật không tự tổng hợp được hoặc tổng hợp không đủ cho nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy, khi ương tôm nên bổ sung thêm Vitamin cho tôm.
Xử lý nước trong quá trình ương tôm là khâu quan trọng, vì vậy bà con nên cẩn thận ngay từ những bước đầu để tránh sai sót về sau. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật thu tỉa khi nuôi tôm đạt hiệu quả cao!