Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế

Việc xử lý nước thải y tế rất quan trọng bởi nước thải y tế (bệnh viện) mang theo một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh từ cơ sở y tế. Nếu không được xử lý triệt để sẽ lây nhiễm mầm bệnh vào hệ sinh thái, môi trường đất, nước, gây dịch bệnh khó kiểm soát cho cộng đồng và mất cân bằng sinh thái. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống để xử lý nước thải y tế, bệnh viện và các khó khăn thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống là gì nhé!

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế

Hệ thống xử lý nước thải y tế là gì?

Hệ thống xử lý nước thải y tế là một hệ thống đặc biệt chuyên dụng để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm có trong nước thải phát sinh từ bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế và thẩm mỹ, cơ sở nghiên cứu và đào tạo y, dược, cơ sở sản xuất thuốc,…

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế
Hệ thống xử lý nước thải y tế, bệnh viện (Nguồn: nihophawa.com.vn).

Thông thường hệ thống xử lý nước thải y tế được đặt ở các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế và thẩm mỹ, cơ sở nghiên cứu và đào tạo y, dược, cơ sở sản xuất thuốc,… Hệ thống có thể được thiết kế âm dưới đất hoặc thiết kế nổi tùy theo địa hình, cơ sở hạ tầng và diện tích khu vực được quy hoạch cho việc xây dựng hệ thống xử lý.

Sơ đồ của một hệ thống xử lý nước thải y tế

Thông thường, để đưa ra phương án xử lý nước thải y tế cần phụ thuộc vào điều kiện của chủ đầu tư và đáp ứng được các yêu cầu như sau:

  • Không ồn ào, không phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  • Không gây trở ngại đến hoạt động chung của bệnh viện, cơ sở khám bệnh,…
  • Không ảnh hưởng đến mỹ quan.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Vận hành đơn giản.

Để đáp ứng được các yêu cầu như trên, công nghệ xử lý nước thải y tế nói chung bao gồm các bước chính sau đây:

  • Bước 1: Áp dụng phương pháp xử lý cơ học loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn, lơ lửng và ổn định lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đạt được hiệu quả xử lý tối đa ở các công đoạn phía sau.
  • Bước 2: Áp dụng phương pháp xử lý sinh học để loại bỏ các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải. Mục đích chính là để loại bỏ Nitơ, Photpho và hàm lượng hợp chất hưu cơ gây ô nhiễm như COD, BOD,…
  • Bước 3: Áp dụng phương pháp khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật gây hại trong nước và đảm bảo nước đầu ra đạt quy chuẩn xả thải QCVN 28:2010/BTNMT đối với nước thải y tế.

Ở các bước trên thì bước xử lý sinh học là quan trọng nhất. Hiện nay giải pháp phổ biến nhất và được ứng dụng rộng rãi là công nghệ sinh học AAO kết hợp với màng MBR. Công nghệ này mang đến hiệu quả xử lý triệt để các chất ô nhiễm và vi sinh vật gây bệnh trong nước thải.

Dưới đây là sơ đồ của một hệ thống xử lý nước thải y tế điển hình:

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế
Sơ đồ khối công nghệ xử lý nước thải y tế.

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

  • Bể điều hòa có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào bộ phận phía sau. Máy thổi được cung cấp oxi một cách liên tục giúp làm thoáng và tránh hiện tượng lắng đọng, ngăn chặn quá trình kị khí từ đó giảm được mùi hôi phát sinh.
  • Ở vùng xử lý của bể yếm khí bao gồm 4 giai đoạn xử lý COD: Thủy phân, lên men acid, acetic hóa, metan hóa.
  • Bể Anoxic: Tại đây xử lý Nitơ và Photpho. Mặc dù ở bể Anoxic là môi trường thiếu khí nhưng do thông thường dòng nước và bùn tuần hoàn từ bể hiếu khí đã có sẵn DO nên không cần cấp khí oxi vào bể Anoxic.
  • Tại bể hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý chất hữu cơ BOD, giảm mùi hôi và chất rắn lơ lửng trong nước thải. Bùn thải sẽ được đưa về bể chứa bùn và một phần bùn dư sẽ được tuần hoàn về bể thiếu khí.
  • Nước thải sau khi được xử lý qua cụm AAO sẽ đi qua màng MBR, màng với kích thước lỗ lọc siêu nhỏ có khả năng giữ lại các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải tiếp tục đi qua bể khử trùng trước khi xả thải ra môi trường.

Khó khăn thường gặp khi vận hành Hệ thống xử lý nước thải y tế và cách giải quyết

Các sự cố thường gặp khi vận hành Hệ thống xử lý nước thải y tế:

  • Vi sinh chết do sốc tải.
  • Phát sinh mùi hôi gây khó chịu.
  • Lượng bùn dư sinh ra nhiều dẫn đến tốn chi phí vận hành và nhân công.
  • Các chỉ tiêu như Nitơ, Amoni đầu ra không đạt tiêu chuẩn xả thải.

Từ đó BIOGENCY mang đến giải pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift N1Microbe-Lift IND để giải quyết các vấn đề khó khăn trong khâu vận hành và đảm bảo đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế
Bộ đôi sản phẩm cốt lõi được BIOGENCY đề xuất sử dụng trong giải pháp xử lý nước thải y tế, bệnh viện.
  • Men vi sinh Microbe-Lift N1: Đây là men vi sinh dạng lỏng, có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, không gây hại đến con người, chứa 2 chủng vi sinh vật NitrosomonasNitrobacter đóng vai trò then chốt trong việc chuyển hóa Nitơ.
  • Men vi sinh Microbe-Lift IND: Là men vi sinh dạng lỏng với các chủng vi sinh vật được chọn lọc có hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thông thường, phù hợp với môi trường hiếu khí.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình xử lý nước thải y tế đạt chuẩn, bạn hãy liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Xử lý nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám