Hiện nay, hơn 80% nước thải từ nhà ở, thành phố và khu công nghiệp đều chảy ngược về hệ sinh thái qua hồ, sông và các vùng nước mặt khác. Quá trình này lặp đi lặp lại hàng ngày gây ô nhiễm đồng thời làm mất đi các chất dinh dưỡng và những giá trị có sẵn trong môi trường. Do đó việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp và kiểm soát các yếu tố liên quan là vô cùng quan trọng.
Quá trình xử lý nước thải khu công nghiệp
Nước thải khu công nghiệp là tập hợp của nhiều loại nước thải khác nhau từ sản xuất đến sinh hoạt. Nước thải sản xuất của đa dạng nghề như chế biến thực phẩm, sản xuất giày dép, may mặc, dệt nhuộm,… nên tính chất nước thải rất phức tạp và khó xử lý.
Quá trình xử lý nước thải khu công nghiệp gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn xử lý cơ học: Xử lý cơ học với mục đích loại bỏ các chất không tan, chất lơ lửng có kích lớn (cặn lơ lửng, rác, sỏi đá…) ra khỏi nước thải. Có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Đây là giai đoạn đầu tiên và chuẩn bị, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
- Giai đoạn xử lý sinh học: Bản chất của giai đoạn sinh học là sử dụng vi sinh vật sống để phân hủy và xử lý các chất hữu cơ trong nước thải. Chúng phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng có trong nước thải từ đó tái tạo năng lượng, sản sinh tế bào, sinh trưởng và phát triển để nhân sinh khối.
- Giai đoạn xử lý hóa học: Sau khi xử lý sinh học, đa phần các chất ô nhiễm và vi khuẩn trong nước thải đã bị tiêu diệt hết hoặc giảm xuống còn 5%. Vậy nên để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh thì cần phải sử dụng đến hóa chất khử trùng clo, ozon hóa, điện hóa, tia cực tím,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải khu công nghiệp
– Nồng độ Oxy hòa tan:
Oxy là điều kiện cần cho vi sinh vật phát triển mạnh và phân hủy chất hữu cơ nhanh. Thông thường ở các hệ thống xử lý nước thải, chúng ta sẽ sử dụng máy thổi khí hoặc bơm sục khí để cung cấp oxy.
Nồng độ oxy hòa tan trong nước tối thiểu là 2 mg/l để vi sinh vật trong bùn vi sinh có đủ lượng oxy cần thiết, khi thiếu oxy làm cho vi sinh vật tại trung tâm bông bùn sẽ chết, bông bùn nổi lên mặt nước. Do đó, nhân viên vận hành hệ thống phát giám sát và theo dõi thường xuyên nồng độ oxy trong nước để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải.
– Độ pH:
pH là chỉ số đánh giá được tính kiềm hay axit của nước thải. Để vi sinh vật hoạt động và xử lý tốt đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn xả thải nên cân bằng độ pH ở mức trung tính dao động từ 7.0 – 8.0 là tốt nhất.
Hiện nay, nhiều loại vi sinh vật có thể hoạt động được ở môi trường nước có độ pH từ 2 – 9. Tuy nhiên, ở mức quá thấp hoặc quá cao vi sinh vật sẽ bị ức chế khiến hiệu quả xử lý giảm xuống. Không nên thay đổi độ pH một cách đột ngột, điều này sẽ khiến vi sinh vật không kịp thích nghi và có khả năng dẫn đến chết hàng loạt.
– Nhiệt độ:
Nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố môi trường tác động đến sự sinh trưởng của vi sinh vật vì nhiệt độ cũng có tác động không nhỏ trong quá trình phản ứng sinh hóa (phản ứng diễn ra nhanh nếu nhiệt độ ấm và sẽ chậm dần nếu ở nhiệt độ thấp hơn). Nhiệt độ tối ưu và lý tưởng cho vi sinh vật hoạt động tốt là từ 25 đến 30°C. Nhiệt độ tối đa mà vi sinh có thể tồn tại là 70°C.
– Chất dinh dưỡng:
Nguồn dinh dưỡng để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển là Cacbon, Nitơ, Photpho,…những chất này có sẵn trong nước thải nhưng đôi khi cũng không đủ để vi sinh tiêu thụ. Vì vậy, tùy vào từng loại nước thải khác nhau, từng đặc tính của nước thải mà ta cung cấp, bổ sung thêm lượng dinh dưỡng phù hợp.
Ví dụ: Nước thải công nghiệp thường cần bổ sung thêm Nitơ và Phốtpho, nước thải sinh hoạt thường cần bổ sung thêm Cacbon.
Tỷ lệ dinh dưỡng bổ sung như sau: C:P:N = 100:5:1 đối với vi sinh vật hiếu khí và C:P:N = 350:5:1 đối với vi sinh vật kỵ khí.
– Bùn vi sinh:
Bùn vi sinh trong giai đoạn đầu mới nuôi cấy thường có màu nâu nhạt sau đó chuyển dần sang nâu đậm. Trong thời gian này, các vi sinh vật hoạt động và diễn ra các quá trình phân hủy chất hữu cơ mạnh mẽ. Khi bùn già là đến kỳ phân hủy nội bào, đây là khoảng thời gian dễ gây bệnh cho hệ vi sinh tồn tại trong bể.
Thông thường sẽ có giai đoạn xả bỏ bùn dư và lên kế hoạch nuôi cấy bổ sung bùn mới và thực hiện tuần hoàn bùn.
Để đảm bảo bùn vi sinh luôn ổn định và sinh trưởng, chúng ta nên bổ sung vào hệ thống các chủng vi sinh chứa hoạt tính mạnh có trong men vi sinh Microbe-Lift IND. Microbe-Lift IND giúp tăng hiệu quả xử lý toàn diện cho hệ thống xử lý nước thải nhờ:
- Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
- Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
- Tăng hiệu suất xử lý BOD, COD, TSS, …
- Tăng nhanh hàm lượng MLVSS.
Trên đây là những yếu tố cần kiểm soát trong xử lý nước thải khu công nghiệp, cần lưu ý để có thể xử lý khi xảy ra sự cố và xử lý nước thải đạt quy chuẩn. Liên hệ ngay BIOGENCY qua số HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Nước thải khu công nghiệp: Quy trình và cách tăng hiệu suất xử lý nước thải