Bảo vệ môi trường trong sản xuất bia

Yếu tố tác động lớn đến môi trường từ các nhà máy sản xuất bia đó là nước thải. Với lưu lượng lớn cùng tính chất ô nhiễm cao, nước thải sản xuất bia là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường. Cần làm gì để bảo vệ môi trường trong sản xuất bia?

Bảo vệ môi trường trong sản xuất bia

Sự phát triển của các nhà máy sản xuất bia tại Việt Nam

Bia là loại thức uống phổ biến và được ưa chuộng hàng đầu của người dân Việt Nam. Tính đến năm 2022, mức tiêu thụ bia ở Việt Nam lên đến 3,8 triệu lít/năm, đứng đầu ở khu vực ASEAN và đứng thứ 3 ở Châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản).

Với các thông số nêu trên, Việt Nam là quốc gia hàng đầu về sản xuất và tiêu thụ bia trên thế giới. Với tiềm năng phát triển lớn như vậy, những thương hiệu bia lớn như Sabeco, Heineken, Habeco,… đã chủ động đầu tư, xây dựng các nhà máy với công suất lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Có thể kể đến như hệ thống nhà máy Sabeco với 26 nhà máy với tổng công suất lên đến 2,2 tỷ lít/năm, đứng ngay sau Sabeco là Heineken với 6 nhà máy với công suất khoảng 2 tỷ lít/năm.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất bia
Các sản phẩm bia từ Sabeco – Thương hiệu lớn tại Việt Nam.

Với công suất lớn và xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, các tác động đến môi trường của các nhà máy sản xuất bia là vô cùng lớn nếu không xử lý hiệu quả.

Thực trạng ô nhiễm từ sự phát triển của các nhà máy bia

Yếu tố tác động lớn đến môi trường từ các nhà máy sản xuất bia đó là nước thải. Với lưu lượng lớn cùng tính chất ô nhiễm cao, nước thải sản xuất bia là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Bảng: Thông số ô nhiễm cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải bia

STT Thông số Đơn vị Kết quả đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
1 COD mg/l 3.104 150
2 N-Amonia mg/l 45 10
3 Nitơ Tổng mg/l 48 40

Với giá trị ô nhiễm trên, tác động đến môi trường là rất lớn nếu không xử lý hiệu quả. Nhận biết được tính quan trọng đó, hầu hết các nhà máy sản xuất bia tại Việt Nam đều đầu tư chi phí để xây dựng các hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đáp ứng yêu cầu xử lý. Tuy nhiên, ngoài yếu tố hệ thống đóng vai trò chủ chốt ra, để đảm bảo hiệu suất thì các nhà quản lý cần phải quan tâm đến các yếu tố đi kèm như vận hành, hóa chất và đặc biệt là chất lượng hệ vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải.

Làm thế nào để bảo vệ môi trường khi ngành sản xuất bia phát triển?

Thực tế, Nitơ là một trong những chỉ tiêu khó xử lý trong nước thải ngành bia. Tuy nhiên với công nghệ phân lập, nuôi cấy độc đáo từ Viện Sinh thái Hoa Kỳ Ecological Laboratories Inc, sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi sinh có hoạt tính mạnh chuyên xử lý Nitơ là NitrosomonasNitrobacter mang lại hiệu suất xử lý Nitơ Amonia trong thực tế lên đến 99% – Là một giải pháp tăng cường hiệu quả xử lý nước thải, bảo vệ môi trường trong ngành bia.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất bia
Men vi sinh Microbe-Lift N1 xử lý Nitơ trong nước thải sản xuất bia hiệu quả đến 99%.

Bên cạnh Nitơ, chỉ số COD cao tại đầu vào cũng là chỉ số đáng lo ngại trong nước thải ngành bia. Vậy nên, để đảm bảo tuyệt đối chất lượng xử lý, hệ thống xử lý cần cung cấp các chủng vi sinh chuyên xử lý COD với hiệu suất cao để ổn định chất lượng đầu ra.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất bia
Men vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND giúp xử lý chỉ tiêu COD trong nước thải sản xuất bia đạt chuẩn.

Với 13 chủng vi sinh chuyên biệt, hoạt hóa sẵn, men vi sinh Microbe-Lift IND là giải pháp hàng đầu giúp ổn định và tăng hiệu suất xử lý COD trong bể xử lý hiếu khí. Bổ sung Microbe-Lift IND là biện pháp hiệu quả trong xử lý COD trong nước thải ngành sản xuất bia – bảo vệ môi trường.

BIOGENCY với các chuyên gia, kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm trong hỗ trợ, vận hành các hệ thống xử lý nước thải ngành sản xuất bia – là đơn vị đi đầu trong xử lý Nitơ & Amonia. Nếu hệ thống nước thải sản xuất bia của bạn đang có những vấn đề về hiệu suất xử lý, hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ tận tâm nhất.

>>> Xem thêm: Phương án xử lý nước thải nhà máy bia (công suất 500m3/ngày)