Lớp bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc xử lý bằng cách nào?

Rất nhiều bệnh ở tôm cũng như ao nuôi bị ô nhiễm nguyên nhân là do hiện tượng bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc. Do đó, việc xử lý bùn đáy trong ao tôm là việc rất cần thiết và quan trọng để giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng Biogency tìm hiểu các đặc điểm cũng như cách xử lý khi bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc qua bài viết sau đây.

Lớp bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc xử lý bằng cách nào?

Bùn đáy ao nuôi tôm hình thành do đâu?

Bùn đáy ao nuôi tôm là yếu tố xuất hiện thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm. Đặc biệt, khi chăm sóc ao nuôi tôm không kỹ, lớp bùn đáy sẽ dày lên nhanh chóng. Một số nguyên nhân dẫn đến bùn đáy xuất hiện trong ao nuôi tôm là:

  • Lượng thức ăn dư thừa trong ao tôm.
  • Xác chết của các loại sinh vật.
  • Phân của tôm, cá thải ra bên ngoài ao.
  • Đất từ bờ ao bị rửa trôi, bị xói mòn do dòng chảy của nước.
  • Do các chất lơ lửng, các loại vôi hoặc khoáng chất khác…

Hiện tượng bùn đáy xuất hiện trong ao nuôi tôm.

Hình 1. Hiện tượng bùn đáy xuất hiện trong ao nuôi tôm.

Vì sao lớp bùn đáy ao nuôi tôm là nguyên nhân sinh ra khí độc?

Trong lớp bùn đáy ao chiếm khoảng 25% sự tích tụ của Cacbon hữu cơ từ thức ăn; 24% là lượng Nitơ, PhốtPho và 5% – 40% là lượng dinh dưỡng tích tụ từ thức ăn của tôm. Lớp bùn đáy ao tôm càng dày, lượng tích tụ của các hợp chất này càng gia tăng. Sự phân hủy của chúng là nguyên nhân hình thành nên khí độc trong ao nuôi. Ví dụ:

  • Hóa chất, kháng sinh tích tụ dưới đáy lâu ngày không được xử lý sẽ tự phân hủy tạo nên khí độc NH3/NH4+.
  • Thức ăn thừa, phân tôm, vỏ tôm tích tụ lâu ngày dưới đáy phân hủy tạo nên khí độc NH3, H2S và NO2.

Khí độc sinh ra từ lớp bùn đáy ao nuôi tôm gây hại như thế nào?

Bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc như NH3, NO2, H2S làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, gây ra một số nguy hại như:

  • Gây ngộ độc cho tôm và là môi trường thuận lợi để tảo phát triển.
  • Khi chất thải ở ao tôm tích lũy mỗi ngày, khả năng gây bệnh đường ruột ở tôm tăng cao. Cùng với đó là làm suy giảm oxy ở đáy khiến tôm hô hấp khó, dễ bị mắc các bệnh như: EMS, phân trắng, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ…
  • Ngoài ra, khi bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc, tôm tiếp xúc với khí độc sẽ chậm tăng trưởng, giảm ăn, nổi đầu, chết dần theo từng ngày.

Bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc gây ảnh hưởng lớn đến đề kháng và sự phát triển của tôm.

Hình 2. Bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc gây ảnh hưởng lớn đến đề kháng và sự phát triển của tôm.

Lớp bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc xử lý bằng cách nào?

Khi khí độc phát sinh sẽ gây ảnh hưởng đến tôm, gây chết tôm và nhiều bệnh khác. Ngoài ra, khí độc rất khó xử lý. Vì vậy, các bà con nuôi trồng cần có biện pháp xử lý phù hợp để giảm thiểu việc lớp bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc bằng cách:

– Xử lý bùn đáy ao trước khi thả tôm

  • Sên vét, cải tạo và vệ sinh kỹ đáy ao: 

Sên, ốc, bùn để cải tạo ao tôm bằng xáng dây, máy đào: Cần đảm bảo bùn đất trong ao chưa được xử lý không bị tràn ra sông làm ô nhiễm môi trường. Đối với trường hợp này, người chăn nuôi tôm có thể thực hiện quanh năm.

Sên, ốc, bùn đất để cải tạo ao tôm bằng máy khoan hay máy bơm hút bùn: Phải có khu chứa đảm bảo diện tích. Đối với trường hợp này, người chăn nuôi chỉ được thực hiện từ 15 tháng 8 đến 15 tháng 10 dương lịch hàng năm.

Sên, ốc, bùn đất để cải tạo ao tôm trên đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất: Phải đảm bảo không được làm giảm diện tích rừng và ảnh hưởng đến chất lượng theo quy định pháp luật.

Sử dụng máy hút bùn đáy ao nuôi tôm.

Hình 3. Sử dụng máy hút bùn đáy ao nuôi tôm.

  • Sử dụng men vi sinh phân hủy bùn đáy: Men vi sinh có khả năng phân hủy bùn đáy tốt, được nhiều bà con sử dụng giúp giảm lượng chất hữu cơ và nồng độ ô nhiễm trong nước ao nuôi. Đây là một biện pháp đơn giản hiệu quả nhất, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian cho bà con.

– Xử lý bùn đáy ao trong quá trình nuôi tôm

Một trong những nguyên nhân khiến nước trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm là việc tồn đọng các chất thải và thức ăn dư thừa không được xử lý kỹ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Xi phông đáy ao nuôi tôm thường xuyên là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ các chất thải ra ngoài, giúp tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước từ đó ngăn ngừa tình trạng ao nuôi tôm bị khí độc.

Khi bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc, bà con cần có biện pháp xử lý ngay để tránh những nguy hại không đáng có trong quá trình nuôi tôm, đảm bảo chất lượng và năng suất mùa vụ.

Để việc xử lý bùn đáy ao nuôi tôm diễn ra hiệu quả, bà con nên kết hợp với các sản phẩm sinh học để giúp phân hủy được các chất ô nhiễm, làm sạch nước trong ao và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Đây là một trong những giải pháp vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa tiết kiệm sức lực cho bà con. Đặc biệt hơn, các vi sinh không làm ảnh hưởng đến môi trường nước, tránh được tình trạng tôm chết trên diện rộng hay dịch bệnh tràn lan.

Tuy nhiên, bà con đã biết loại men vi sinh nào được đánh giá cao trong việc xử lý đáy bùn ao xuất hiện khí độc hay chưa?

Một trong số ít các dòng men vi sinh được các chuyên gia và chủ trang trại nuôi tôm thường xuyên tin dùng để xử lý bùn đáy là Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA.

Xử lý bùn đáy ao tôm bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA 

Hình 4. Xử lý bùn đáy bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp ngăn ngừa tình trạng bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc.

Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA xử lý bùn đáy ao nuôi tôm với thành phần gồm có vi khuẩn tự dưỡng và vi khuẩn kỵ khí, AQUA SA có tác dụng làm sạch ao nuôi trồng thủy sản, không độc, không gây bệnh, an toàn và đặc biệt không gây hại cho con người và tôm nuôi.

Men vi sinh này cũng có khả năng chặn tảo, mầm bệnh, giúp xử lý bùn đáy, chất hữu cơ tích tụ ở đáy và giảm thiểu đáng kể sự hình thành của các loại khí độc trong ao nuôi tôm.

Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết trên bà con sẽ có thêm kiến thức trong việc xử lý khi lớp bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan bà con có thể liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

>>> Xem thêm: 5 cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm giúp tăng năng suất vụ nuôi