Độ kiềm và Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Ngoài việc kiểm soát độ pH trong ao nuôi tôm, thì việc quản lý độ kiềm cũng khá quan trọng. Ao nuôi có độ kiềm ổn định hỗ trợ sự phát triển của tôm, quyết định đến năng suất thu hoạch. Vì vậy, trong quá trình nuôi trồng tôm, bà con cần chú ý đến sự biến đổi của độ kiềm, có biện pháp và phương pháp xử lý tăng/giảm độ kiềm phù hợp. Cùng Biogency tìm hiểu về độ kiềm và cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm để tôm có môi trường phát triển tốt qua bài viết sau đây.

Độ kiềm và Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Tìm hiểu về độ kiềm trong ao nuôi tôm

– Độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì?

Về nguyên tắc, độ kiềm của nước là do muối của các axit yếu và các loại bazơ mạnh gây ra. Các chất này là dung dịch đệm giữ pH không bị giảm khi đưa axit vào nước. Do đó, độ kiềm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực cấp và thải nước.

Độ kiềm trong ao nuôi tôm có khả năng trung hòa axit của nước, do ba chất gây ra phụ thuộc vào độ pH từ cao đến thấp: Hydroxide (OH-); Carbonate (CO3 2-); Bicarbonate (HCO3-). Hầu hết, độ kiềm do các chất khác gây ra trong nước tự nhiên là không đáng kể hoặc rất nhỏ. Trong ao nuôi tôm thẻ độ kiềm thích hợp từ 120 – 180 mg CaCO3/l, tôm sú là 80 – 120 mg CaCO3/l.

Độ kiềm có khả năng trung hòa axit của nước trong ao nuôi tôm.

Hình 1. Độ kiềm có khả năng trung hòa axit của nước trong ao nuôi tôm.

– Ảnh hưởng của độ kiềm đối với ao nuôi tôm

Nếu độ kiềm trong ao nuôi không ổn định, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm. Ngoài ra, độ kiềm biến đổi sẽ tác động đến các yếu tố môi trường khác như độ pH, mật độ tảo, các loại khí độc và kim loại nặng hay quá trình lột xác của tôm,… Đặc biệt, độ kiềm thường giảm vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, khiến chúng khó phát triển và vỏ bị mềm, giảm tỷ lệ sống. Do đó, việc đo chỉ số kiềm và làm sao để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm là điều mà nhiều bà con quan tâm.

Tôm bị mềm vỏ khi độ kiềm thấp.

Hình 2. Tôm bị mềm vỏ khi độ kiềm thấp.

Khi độ kiềm trong ao thấp, một số thành phần hóa học hỗ trợ sự phát triển của vi tảo bị thiếu, ảnh hưởng đến năng suất sinh học sơ cấp trong ao. Độ kiềm thấp, pH biến động theo, gây stress cho tôm, tôm giảm tăng trưởng, yếu ớt, sốc môi trường và thậm chí sẽ gây chết.

Độ kiềm trong ao nuôi thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và xử lý khí độc. Quá trình chuyển hóa NH3/NH4 --> NO2 --> NO3 có sự tham gia của hai chủng Nitrat hóa là NitrosomonasNitrobacter. Độ kiềm > 120 mg/l sẽ thúc đẩy quá trình xử lý khí độc, giúp giảm độc tính của khí độc lên tôm. Bên cạnh đó, nếu độ kiềm trong ao nuôi tôm cao, pH ít dao động nhưng lại khiến tôm chậm lớn, khó lột xác, vỏ cứng.

Với những ảnh hưởng như trên, việc thường xuyên kiểm tra độ kiềm trong ao nuôi tôm là rất cần thiết để kịp thời phát hiện và điều chỉnh độ kiềm về mức ổn định, tránh những ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

Nguyên nhân dẫn đến độ kiềm thấp và cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

– Nguyên nhân làm độ kiềm trong ao nuôi tôm thấp

Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến độ kiềm trong ao nuôi tôm thấp mà bà con nuôi cần cần phải chú ý:

  • Vùng nuôi tôm có độ mặn thấp, dẫn đến nguồn nước có độ kiềm thấp.
  • Ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh ăn tảo và hấp thụ muối Cacbonat làm nước trong dẫn đến độ kiềm giảm xuống thấp.
  • Ao bị đóng rong, mặt nước nổi nhiều rong lềnh đềnh.

– Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm như thế nào cho hiệu quả?

  • Kiểm tra và loại bỏ ốc, vẹm, hến,… trong ao nuôi tôm, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị để loại bỏ chúng.
  • Sử dụng Men vi sinh làm sạch nước ao Microbe-Lift AQUA C để hỗ trợ quá trình làm sạch ao. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C với thành phần chứa 13 chủng vi sinh vật, sử dụng trong việc xử lý tảo, phân hủy lượng tảo tàn sau xử lý bằng hóa chất, giúp làm sạch nước, tránh ảnh hưởng ao bị sụp tảo sau xử lý.

Men vi sinh làm sạch nước ao Microbe-Lift AQUA C.

Hình 3. Men vi sinh làm sạch nước ao Microbe-Lift AQUA C.

  • Để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm, bà con nên thay nước có độ kiềm từ trung bình đến cao thường xuyên. Kết hợp sản phẩm khoáng tăng kiềm KT 01 (2kg/1000m3) ngâm với vôi Dolomite 24h. Sau đó tạt đều xuống ao vào ban đêm lúc 20 – 22h.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng vôi Dolomite hay các sản phẩm khác để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm, bà con nên chú ý tới độ mặn. Vì lúc này Ca2+, Mg2+ tan nên phải nâng độ mặn cao để tăng độ kiềm.
  • Khi trời mưa các yếu tố về nhiệt độ, độ mặn, độ pH, oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Lúc này nước mưa lại có tính axit do có nhiều CO2 trong không khí hòa tan, dẫn tới pH của nước giảm. Tuy nhiên, nếu nước có độ kiềm cao thì pH sẽ ít chịu tác động và ít bị thay đổi. Vì vậy, khi thấy có hiện tượng mưa, bà con nên tạt vôi để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm.

Tạt trong ao nuôi hỗn hợp vôi và Dolomite hỗ trợ quá trình tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm.

Hình 4. Tạt trong ao nuôi hỗn hợp vôi và Dolomite hỗ trợ quá trình tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm.

Hy vọng qua bài viết bà con có thể vận dụng phương pháp tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm để áp dụng cho ao nuôi của mình. Để được tư vấn kỹ hơn về các loại men hỗ trợ quá trình phát triển của tôm, xử lý nước, xử lý đáy và xử khí khí độc ao nuôi tôm hiệu quả, bà con có thể liên hệ qua HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency hỗ trợ kịp thời nhé! Chúc bà con có những mùa vụ bội thu.

>>> Xem thêm: Hiện tượng sụp tảo trong ao tôm là gì? Có đáng lo ngại?