Ngành nuôi tôm phát triển, xuất khẩu tôm ngày càng tăng, kéo theo đó là sự phát triển của ngành chế biến tôm đông lạnh. Sự phát triển của nó cũng đã làm gia tăng lượng nước thải cần xử lý. Cách xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh nào hiệu quả hiện nay? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quy trình chế biến tôm đông lạnh và các giai đoạn phát sinh nước thải
Tôm là một nguồn nguyên liệu chính, có sản lượng lớn trong ngành khai thác, chế biến thủy sản của nước ta hiện nay. Tôm đông lạnh là một phương pháp bảo quản, giúp gia tăng thời hạn sử dụng của tôm nhưng vẫn giữ được các giá trị về dinh dưỡng và chất lượng của tôm. Tôm đông lạnh được cấp đông ở nhiệt độ -18oC hoặc thấp hơn và cấp đông khi tôm vẫn đang còn sống.
Tôm đông lạnh cần phải được kiểm soát các chỉ tiêu như formen, ure,… trước khi được cấp đông.
Hình 1. Tôm đông lạnh.
Quy trình sản xuất/chế biến tôm đông lạnh hiện nay như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu.
- Bước 2: Nhà máy tiến hành tiếp nhận tôm và có khu vực sát trùng cẩn thận trước và sau khi tiếp nhận.
- Bước 3: Rửa tôm để đảm bảo tôm sạch, quá trình rửa cần nhanh để không làm mất lượng đá tiêu chuẩn cần thiết cho tôm.
- Bước 4: Phân loại nhằm loại bỏ những con tôm không đủ tiêu chuẩn chế biến.
- Bước 5: Vặt đầu tôm và chính nhờ bước này bạn có thể phân loại tôm nào bị nát hoặc không đủ tiêu chuẩn để phân loại sang sản xuất tôm nõn.
- Bước 6: Bóc vỏ, bỏ gân đối với những con tôm có chất lượng kém hơn tôm bỏ đầu để giữ lại được độ tươi, nguyên vẹn của tôm phục hồi chất lượng sản phẩm
- Bước 7: Xếp khuôn tôm có thể tiến hành 1 tong 3 cách: xếp thành lớp, xếp xen kẽ, đổ lẫn lộn.
- Bước 8: Làm lạnh đông tôm sau khi quá trình lắp đặt kho lạnh đã hoàn thành và sẵn sàng.
- Bước 9: Cho tôm ra khuôn, bao gói, đóng thùng và bảo quản. Quá trình ra khuôn tôm phải đảm bảo có nhiệt độ phòng thấp từ 0,10 độ C, thời gian lưu kho không vượt quá 5 tháng.
Với quy trình sản xuất như trên, nguồn phát sinh ô nhiễm trong quá trình sản xuất tôm đông lạnh là ở Bước 3 đến Bước 6, quá trình rửa tôm, vặt đầu tôm sẽ tạo ra một lượng chất thải lớn đi vào hệ thống xử lý nước thải. Các chỉ tiêu thường bị vượt trong hệ thống xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh là COD, BOD và Amonia Nitơ. Làm thế nào để xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh hiệu quả?
Cách xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh hiệu quả
Nước thải chế biến tôm đông lạnh có tính chất nước thải phức tạp, mức độ ô nhiễm hữu cơ cao, do đó công nghệ xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh hiện nay được áp dụng nhiều tại các nhà máy sản xuất là công nghệ sinh học, với sơ đồ xử lý như sau:
Hình 2. Sơ đồ công nghệ sinh học trong xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh đang được áp dụng nhiều hiện nay.
– Kiểm soát tốt các điều kiện vận hành:
Với công nghệ xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh bằng sinh học như trên, khi vận hành cần chú ý đến các điều kiện vận hành như:
- DO tại bể thiếu khí, hiếu khí.
- pH ở bể kỵ khí, hiếu khí.
- Trạng thái bùn vi sinh tại bể thiếu khí và hiếu khí.
- ..v..v..
– Xử lý COD, BOD:
Để xử lý COD, BOD trong nước thải chế biến tôm đông lạnh đạt chuẩn, cần đảm bảo hiệu suất xử lý ở bể Kỵ khí và bể Hiếu khí:
- Tại bể Kỵ khí, cần kiểm soát nồng độ đầu vào và ra bể để nắm hiệu suất xử lý.
- Tại bể Hiếu khí cần kiểm tra trạng thái bùn vi sinh,…
Để tăng hiệu suất xử lý COD, BOD tại bể kỵ khí, việc bổ sung thêm các chủng men kỵ khí là rất quan trọng. Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng có hoạt tính mạnh gấp 5 – 10 lần chủng vi sinh kỵ khí thông thường. Đây là giải pháp giúp tăng hiệu suất xử lý COD tại bể kỵ khí hiệu quả nhất hiện nay.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS dùng cho bể kỵ khí, giúp xử lý COD nước thải chế biến tôm đông lạnh hiệu quả.
– Xử lý Amonia (NH4+):
Bên cạnh COD, BOD thì Amonia (NH4+) cũng là một trong những chỉ tiêu khó xử lý và dễ bị vượt tiêu chuẩn xả thải khi xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh. Trong quá trình sản xuất tôm đông lạnh có sử dụng Ure để bảo quản tôm, điều này dễ dẫn đến tình trạng Ure dư thừa sẽ theo nước thải sản xuất đi vào hệ thống. Trong môi trường nước thải, Ure sẽ bị thủy phân thành Amoniac (NH3) có mùi khai, trong điều kiện nhiệt độ, sẽ diễn ra cân bằng động như sau:
NH3 + H2O --> NH4+ + OH–
Với quá trình chuyển hóa như trên, nồng độ Amonia (NH4+) sẽ liên tục được tạo ra và tăng cao theo thời gian sản xuất. Do đó để xử lý Amonia, tại bể sục khí Aerotank cần kiểm soát tốt các điều kiện về vận hành như:
- DO > 2.0mg/l.
- pH từ 6.5 – 8.5.
- kH > 150 mgCaCO3/l.
- ..v..v..
- Và phải có sự góp mặt của chủng vi sinh vật chuyên biệt để chuyển hóa Amonia thành Nitrate đó là Nitrosomonas và Nitrobacter.
Chứa 2 chủng vi sinh chuyên biệt giúp chuyển hóa Amonia thành Nitrate là Nitrosomonas và Nitrobacter được phân lập và hoạt hóa sẵn ở dạng lỏng, giải pháp xử lý Amonia bằng men vi sinh Microbe-Lift N1 có hiệu quả xử lý Amonia lên đến 99% kể cả trong các điều kiện khó xử lý như độ mặn, hàm lượng Amonia cao và tính chất nước thải khó xử lý như nước thải chế biến thủy sản, nước thải rỉ rác, chăn nuôi,…
Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift N1 dùng trong xử lý Amonia nước thải chế biến tôm đông lạnh, hiệu suất đạt đến 99%.
Xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh mà cụ thể là xử lý COD, BOD, Amonia bằng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift có hiệu quả cao và dễ dàng sử dụng, đã được chứng thực độ tin cậy ở nhiều hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm trên cả nước. Với đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm lâu năm, BIOGENCY sẽ mang đến giải pháp xử lý tối ưu và hiệu quả nhất dành cho bạn.
Để biết thêm chi tiết về phương án xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Phương án tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho Nhà máy chế biến thủy sản, công suất 100m3/ngày