Trong nuôi trồng thủy hải sản xuất hiện rất nhiều loại tảo làm ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của tôm. Vì vậy việc nhận biết và xử lý các loại tảo này là vô cùng quan trọng. Một trong những phương pháp hữu ích, giá cả lại phù hợp cho hộ nuôi trồng tôm là cắt tảo bằng mật rỉ đường. Thế nhưng phương pháp cắt tảo bằng mật rỉ đường này có thực sự mang lại hiệu quả? Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Hai loại tảo phổ biến trong ao nuôi tôm
– Tảo có lợi
Trong ao nuôi tôm, với sự phát triển ở mức cho phép của các loại tảo có lợi giúp che phủ bề mặt ao khỏi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, giúp giữ ổn định nhiệt độ nước cho tầng đáy. Tảo có lợi tạo ra một màng phiêu sinh ngăn cản gián tiếp sự tích lũy các chất độc có hại cho tôm, giúp tôm sinh sản và phát triển ổn định, tránh các bệnh về ô nhiễm môi trường nước hữu cơ.
Một số loại tảo có lợi thường xuất hiện trong ao nuôi tôm như:
- Tảo lục: Loại tảo này thường có kích thước nhỏ, khi tôm ăn vào không ảnh hưởng đến mùi cơ thể của tôm. Chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn Vibrio. Khi tảo lục xuất hiện nhiều trong ao tôm, nước sẽ có màu xanh nhạt.
- Tảo khuê: Là loại tảo được đánh giá là nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn thức ăn rất tốt cho tôm. Tuy nhiên, nếu tôm ăn nhiều tảo khuê, dễ bị vướng vào mang gây cản trở việc hô hấp ở tôm. Vì vậy khi nuôi trồng tôm, phải chú ý sự phát triển của tảo có lợi ở mức cho phép. Tảo khuê xuất hiện nhiều nếu nước ao tôm có màu vàng nâu hoặc vàng lục.
Hình 1. Tảo khuê trong ao tôm.
– Tảo độc có hại
Tảo độc được biết đến là loại tảo gây ảnh hưởng đến các loài động vật trong chăn nuôi tôm. Các loại tảo này thường có đặc điểm chung là tiết ra độc tố gây hư hoại tử gan tôm, ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, và đặc biệt làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Một số loại tảo độc phổ biến mà bà con nuôi tôm cần biết là:
- Tảo lam: Tồn tại dạng tập đoàn hoặc dạng sợi, có hình chuỗi hạt phân nhánh. Chúng bám vào tôm gây ảnh hưởng đến hô hấp của tôm, làm cho tôm có mùi hôi. Tảo lam dễ dàng nhận biết với màu nước ao nuôi có màu xanh nước sơn, xanh đậm và nổi váng trên mặt nước.
Hình 2. Tảo lam trong ao tôm.
- Tảo mắt: Thức ăn dư thừa chính là điều kiện để tảo mắt sinh sản và phát triển. Chúng làm ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan của tôm và làm ô nhiễm hữu cơ trong ao. Khi ao tôm có nhiều tảo mắt, nước sẽ có màu xanh rau má, một số có màu nâu đen và có các váng màu vàng, đỏ.
- Tảo giáp: Môi trường nuôi tôm mất cân bằng khoáng đa vi lượng là nguyên nhẫn dẫn đến sự xuất hiện của tảo giáp. Loại tảo này gây tắc nghẽn đường ruột tôm, không tiêu hóa được thức ăn dẫn đến tôm chết. Khi có tảo giáp trong ao tôm, màu nước sẽ có màu nâu đỏ và hình thành những váng nâu đỏ.
Cắt tảo bằng mật rỉ đường trong ao nuôi tôm có hiệu quả?
Tảo độc gây ảnh hưởng rất lớn đến tôm, không những làm ô nhiễm nguồn nước mà còn tiết ra nhiều loại độc tố khiến tôm bị bệnh. Vì vậy việc cắt bỏ tảo độc trong ao nuôi tôm là rất cần thiết mà bà con nuôi tôm cần biết.
Trong lĩnh vực nuôi tôm, có rất nhiều cách để xử lý các loại tảo độc. Một trong những phương pháp giúp bà con nuôi tôm cắt bỏ tảo là sử dụng mật rỉ đường. Thế nhưng, để phương pháp cắt tảo bằng mật rỉ đường mang lại hiệu quả, bà con cần kết hợp mật rỉ đường với men vi sinh để xử lý tảo, giúp hiệu quả mang lại nhanh, tạo môi trường nước đẹp và chất lượng tốt cho tôm sinh trưởng và phát triển.
Để tìm hiểu chi tiết về phương pháp cắt tảo bằng mật rỉ đường kết hợp men vi sinh, bà con hãy xem thông tin dưới đây.
– Trường hợp 1: Phòng ngừa sự phát triển của tảo
Kỹ sư thủy sản và nhiều bà con nuôi tôm thường ủ mật rỉ đường với men vi sinh xử lý nước trong ao nuôi tôm để phòng ngừa tảo sinh sôi.
Cơ chế để hạn chế sự phát triển của tảo của mật rỉ đường và men vi sinh là:
- Thức ăn thừa và phân tôm chứa lượng đạm rất lớn (đạm có thành phần chủ yếu là Nitơ). Lượng đạm càng cao (Nitơ nhiều) là điều kiện thích hợp để tảo bùng phát. Dưới hoạt động của vi sinh phân hủy các chất hữu cơ, lấy Nitơ từ nước và lượng Carbon từ mật rỉ đường để cấu tạo tế bào. Tuy nhiên, sự chênh lệch hàm lượng Nitơ và Carbon trong nước ao là khá lớn (hàm lượng Nitơ nhiều hơn hàm lượng Cacbon) nên lượng Carbon được bổ sung từ mật rỉ đường sẽ giúp giảm được Nitơ trong nước.
- Khi mật độ vi sinh trong nước quá cao sẽ sản sinh ra tảo. Vì vậy, sử dụng mật rỉ đường (chứa hàm lượng Cacbon lớn) kết hợp với men vi sinh để ngăn chặn việc phát triển của tảo. Lúc này, vi sinh sẽ hấp thụ cacbon từ mật rỉ đường và Nitơ từ nước, giúp cân bằng vi sinh trong nước, khiến cho tảo không có cơ hội để sinh sản.
Phương pháp cắt tảo bằng mật rỉ đường kết hợp men vi sinh giúp ổn định chất lượng nước trong ao, hạn chế các mầm bệnh phát triển ở tôm.
Hình 3. Sử dụng cách cắt tảo bằng mật rỉ đường kết hợp với men vi sinh còn giúp cân bằng độ pH trong ao.
– Trường hợp 2: Xử lý tảo khi đã bùng phát mạnh
Khi tảo đã bùng phát mạnh, nở xanh lè trên mặt nước bà con cần xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến tôm như: Tôm thiếu oxy, tôm bị bệnh đường ruột… Có nhiều cách để xử lý tảo nhưng phương pháp sử dụng men vi sinh cắt tảo là phương pháp an toàn và tránh được hiện tượng sụp tảo đột ngột.
Cơ chế cắt tảo bằng mật rỉ đường kết hợp với men vi sinh như sau:
- Để duy trì và phát triển, tảo cần hấp thụ Nitơ trong nước. Khi cho men vi sinh và mật rỉ đường vào ao, vi sinh sẽ hấp thụ Nitơ từ nước và Cacbon từ mật rỉ đường để phát triển. Khi đó sẽ tạo ra sự cạnh tranh thức ăn giữa tảo và vi sinh.
- Mặc dù mật độ tảo đông nhưng phải chia sẻ thức ăn cho vi sinh dẫn đến tảo không còn đủ thức ăn để sống dần dần sẽ chết từ đó giảm số lượng tảo trong ao xuống.
>>> Tìm hiểu về: Men vi sinh xử lý tảo Microbe-Lift AQUA C
Vi sinh là tác nhân chính giúp phòng ngừa và xử lý tảo, còn mật rỉ đường mặc dù không thể trực tiếp xử lý tảo tuy nhiên khi kết hợp với vi sinh sẽ gián tiếp làm tỷ lệ của tảo giảm xuống giúp cân bằng môi trường nước.
Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết trên bà con đã biết được cách cắt tảo bằng mật rỉ đường kết hợp men vi sinh trong ao tôm. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan đến cách cắt tảo bằng mật rỉ đường kết hợp với men vi sinh, bạn có thể liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hạ phèn trong ao nuôi tôm bằng cách nào?