Hạ phèn trong ao nuôi tôm bằng cách nào?

Chắc hẳn việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn xa lạ đối với bà con nuôi trồng thủy sản. Phèn là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Ao nhiễm phèn thường rất khó để xử lý triệt để. Tuy nhiên nắm được các mức độ ao nhiễm phèn cũng như cách hạ phèn trong ao nuôi tôm sẽ giúp bà con tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây.

Hạ phèn trong ao nuôi tôm bằng cách nào?

Nguyên nhân gây ra phèn. Phèn trong ao tôm có hại như thế nào?

– Nguyên nhân gây ra phèn trong ao nuôi tôm

Nguyên nhân chính gây ra phèn trong ao nuôi tôm là vùng đất làm ao nuôi có chứa nhiều Lưu huỳnh (Sulfur). Lưu huỳnh kết hợp với sắt có trong phù sa, trầm tích dưới đáy ao tạo thành FeS2 hay còn gọi là phèn hoặc Pyrite Sắt. Khi tiếp xúc với không khí, Pyrite bị oxy hóa trong đất ẩm tạo thành Axit Sulfuric và Oxit Sắt. Axit Sulfuric làm tan Sắt và kim loại nặng có trong đất như Nhôm, Kẽm, Đồng từ đó tạo thành các tạp chất gây phèn.

Ao đất bị nhiễm phèn.

Hình 1. Ao đất bị nhiễm phèn.

Ngoài ra, tình trạng mưa to, lũ lụt làm đất bị xói mòn rửa trôi phèn xuống ao cũng gây nên hiện tượng phèn trong ao.

– Tác hại của phèn

Phèn xuất hiện quá mức trong ao nuôi tôm gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng quá trình sinh trưởng của tôm và năng suất vụ nuôi. Một số tác hại của phèn có thể kể đến như:

Thứ nhất, đối với môi trường nước ao nuôi:

  • Gây khó khăn trong việc gây màu nước do phèn nhiều khiến các loại tảo có lợi phát triển chậm.
  • Ao tôm nhiễm phèn thường có pH thấp, ngăn cản sự khuếch tán của Na+ và K+ từ ngoài vào trong gây ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm.

Thứ hai, đối với tôm nuôi trong ao:

  • Phèn làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt hóa của Enzyme trong cơ thể tôm và các bộ phận khác của tôm.
  • Ao tôm nhiễm phèn sẽ làm tăng quá trình hô hấp của tôm, mất nhiều năng lượng khiến tôm chậm phát triển.
  • Tôm khó lột xác: Trong chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng, nếu nước bị nhiễm phèn nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm.
  • Tôm bị mềm vỏ: Khi ao tôm bị phèn thì hàm lượng Ca2+ và Mg2+ sẽ giảm, gây ảnh hưởng đến việc tạo vỏ ở tôm, dẫn đến hiện tượng tôm bị mềm vỏ, khó lột vỏ.
  • Tôm chậm lớn: Nước bị ô nhiễm do phèn khiến tôm chậm tăng trưởng, màu sắc xám đen, không hấp thu được chất dinh dưỡng.
  • Tôm bị vàng chân, vỏ cứng hơn bình thường, mang tôm sẽ chuyển sang màu vàng và chai cứng lại.
  • Tôm giảm tỷ lệ sống, ao nuôi bị nhiễm phèn nặng thì tôm có hiện tượng lờ đờ, dạt vào bờ và chết rải rác.

Tôm bị nhiễm phèn, vỏ và mang có màu vàng.

Hình 2. Tôm bị nhiễm phèn, vỏ và mang có màu vàng.

Cách nhận biết ao tôm bị nhiễm phèn

Bà con có thể nhận biết ao nuôi tôm bị nhiễm phèn nếu thấy trong ao xuất hiện một trong các tình trạng sau đây:

  • Nước ao chuyển sang màu trà nhạt, trong hơn và có váng vàng nổi trên mặt nước.
  • Kiểm tra thấy pH trong ao giảm, tôm thường bỏ ăn sau khi trời mưa.
  • Những vùng đất có chứa hàm lượng FeS2 cao, bị nhiễm phèn sẽ có màu xám đen.

Khi nhận thấy ao tôm bị nhiễm phèn, bà con cần tìm biện pháp hạ phèn trong ao nuôi tôm nhanh để tránh phèn gia tăng làm ảnh hưởng đến môi trường nước và khả năng phát triển của tôm.

Hạ phèn trong ao nuôi tôm bằng cách nào?

Nước ao bị nhiễm phèn rất khó để xử lý triệt để, vì vậy bà con cần lưu ý xử lý ao thật sạch trước khi bắt đầu một vụ nuôi mới để tránh tình trạng ao tôm nhiễm phèn.

– Xử lý phèn / hạ phèn trong ao nuôi tôm trước khi vào vụ mới

Bà con nên cải tạo ao trước khi cấp nước. Đây là giai đoạn rất quan trọng, bà con có thể sử dụng vôi bột (CaO) rắc xuống đáy ao và bờ ao, có tác dụng khử trùng và hạ phèn trong ao nuôi tôm. Sau đó phơi ao đúng quy định, không phơi ao quá lâu vì sẽ làm cho ao chứa nhiều vết nứt, vết nứt có oxy sẽ oxy hóa Pyrite (FeS2), khi cấp nước vào ao các chất này sẽ tạo thành phèn đỏ rất khó xử lý.

Nếu có điều kiện về kinh tế, bà con có thể sử dụng bạt để lót đáy ao, giúp ngăn chặn xì phèn và giảm xử lý phèn trong quá trình nuôi.

– Xử lý phèn trong nguồn nước khi cấp nước vào ao

Bà con cần kiểm tra thật kỹ nguồn nước trước khi cấp nước vào ao để tránh tình trạng ao nuôi bị nhiễm phèn nặng. Các cách để có thể kiểm tra nguồn nước là:

  • Dùng nhựa chuối: Lấy ít mũ nhựa chuối nhỏ vào nước, chờ 5 phút nếu nước chuyển sang màu đậm đen thì nước đã nhiễm phèn. Cách này được cho là khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
  • Dùng test Sera Fe: Cách này đem lại độ chính xác cao, nhưng tốn khá nhiều chi phí cho việc test (kiểm tra).
  • Dùng nước trà: Lấy 1/2 ly trà khô, sau đó cho nước cần kiểm tra vào ly, lắc nhẹ nếu nước chuyển sang màu tím đen chứng tỏ nước bị nhiễm phèn sắt nặng.

Ao bị nhiễm phèn nặng, nước màu vàng đậm và có váng nổi trên mặt nước.

Hình 3. Ao bị nhiễm phèn nặng, nước màu vàng đậm và có váng nổi trên mặt nước.

Lưu ý: Bà con nên diệt khuẩn và sát trùng ao trước khi thả tôm, cần đo pH thường xuyên, tránh để pH quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng tôm chết do sốc nhiệt. Nếu nước cấp vào ao có phèn, cần rải vôi và phơi nước để xử lý phèn / hạ phèn trong ao nuôi tôm trước khi tiến hành thả giống.

– Xử lý phèn trong quá trình nuôi

Trong suốt vụ nuôi không thể tránh khỏi những cơn mưa đột ngột làm nước bị nhiễm phèn, bà con cũng không nên lạm dụng vôi để xử lý phèn vì sử dụng quá nhiều tạo ra thạch cao không tốt cho ao nuôi.

Biogency khuyến khích bà con nên sử dụng men vi sinh để bổ sung các chủng vi sinh có lợi cho ao nuôi. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C xử lý nước chứa các chủng vi sinh Bacillus spp có lợi cho ao nuôi, ức chế các vi sinh vật gây bệnh, giữ cân bằng cho hệ sinh thái ao nuôi. Ngoài ra bà con có thể tham khảo thêm men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp xử lý đáy, Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý khí độc NH3, NO2 để đảm bảo vụ nuôi đạt năng suất cao.


Hy vọng qua bài viết trên, bà con sẽ phần nào hiểu được về tình trạng nhiễm phèn và cách hạ phèn trong ao nuôi tôm. Để giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, Biogency sẽ hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Chúc bà con sẽ có một mùa vụ nuôi tôm thành công!

>>> Xem thêm: 4 biện pháp hạn chế chết tôm trong quá trình nuôi