Hầu hết, các hộ nuôi tôm đã và đang gặp những vấn đề về bệnh phân trắng ở tôm, họ thường áp dụng một số loại thảo dược để phòng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị như: Tỏi, gừng, cỏ lào, cây phèn đen,… Tất cả các loại thảo dược trên đều có khả năng thúc đẩy quá trình tăng trưởng, chống oxy hoá, bảo vệ gan và đường ruột tôm. Trong số đó, cây phèn đen được sử dụng nhiều nhất trong việc điều trị bệnh phân trắng. Cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Cây phèn đen và đặc điểm nổi bật của cây phèn đen
Cây phèn đen có tên khoa học là Phyllanthus Reticulatus poir, một số địa phương gọi là cây mực, chè nộc, diệp hạ châu. Đây là một loại thuốc quý nhưng lại mọc hoang ở ven rừng và bờ ruộng.
Thân cây phèn đen cao từ 2 – 4m, lá mỏng và có hình trái xoan hay hình tam giác hẹp. Hoa mọc từ nách lá, có thể mọc riêng lẻ hoặc xếp chùm, có màu trắng và sọc vàng ở cánh hoa. Cây phèn đen có quả hình cầu, màu trắng, mọng nước, khi chín sẽ chuyển sang màu đen.
Hình 1. Cây phèn đen mọc hoang.
Phèn đen là loài cây nhiệt đới, ưa sống ở môi trường có ánh sáng và thích nghi được với nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy, loại cây này thường thấy xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía nam nước ta như Đồng Nai, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh.
Bệnh phân trắng ở tôm và tác dụng của cây phèn đen trong việc điều trị bệnh phân trắng
– Bệnh phân trắng ở tôm nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng phân trắng rất thường gặp ở tôm, đặc biệt trong giai đoạn tôm phát triển từ 45 ngày trở đi. Nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng chủ yếu do thức ăn kém chất lượng, sự xuất hiện của các loại tảo độc có trong ao tôm và ký sinh trùng Gregarine. Ngoài ra, nhóm vi khuẩn Vibrio trong hệ thống gan tụy, đường ruột và vi bào trùng chuyên ký sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng.
Khi tôm bị bệnh phân trắng, đường ruột sẽ đổi thành màu trắng và phân của chúng đi ra ngoài nổi trên mặt nước, dọc bờ ao và góc ao phía cuối hướng gió. Lúc này, tôm có biểu hiện kén ăn, khi bắt tôm kiểm tra sẽ thấy đường ruột trống thức ăn hoặc bị đứt quãng, phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ. Với một số trường hợp kiểm tra bằng phương pháp mô học cho thấy gan tôm cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.
Hình 2. Hiện tượng tôm bị bệnh phân trắng trong ao nuôi
Nếu không phát hiện kịp thời, tôm bệnh sẽ ngày một gia tăng, tôm chết hàng loạt quanh hồ và đáy ao. Vì vậy, bà con nuôi tôm cần theo dõi và kiểm soát chất lượng ao nuôi cùng với đó là có các biện pháp để xử lý kịp thời bệnh phân trắng ở tôm.
– Tác dụng của cây phèn đen trong việc điều trị bệnh phân trắng ở tôm
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh phân trắng ở tôm. Tuy nhiên, một trong số phương pháp được bà con sử dụng nhiều là phương pháp dân gian – sử dụng cây phèn đen. Cây phèn đen có tác dụng:
- Kích thích quá trình tiêu hoá, hỗ trợ phân giải các hợp chất phức tạp giúp cho tôm hấp thu dinh dưỡng một cách dễ dàng.
- Giúp cải thiện hệ miễn dịch, góp phần hạn chế sự gây hại của các mầm bệnh cho tôm.
- Giúp thành ruột của tôm chắc chắn hơn, bảo vệ được các phần ở bên trong ruột.
- Tăng khả năng thèm ăn ở tôm, hỗ trợ phát triển nhanh và đạt năng suất cao.
Cách sử dụng cây phèn đen để điều trị bệnh phân trắng:
Để đạt được hiệu quả tốt đối với bệnh phân trắng ở tôm, bà con có thể kết hợp cây cỏ lào và phèn đen với nhau. Công thức để pha trộn hỗn hợp từ hai loại cây trên được thực hiện qua 2 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị 1kg lá và thân cây phèn đen cùng 1kg lá cây cỏ lào cho xay nhuyễn. Sau đó, đổ 10L nước ngọt vào hỗn hợp trên và đun sôi để nguội, vắt lấy nước.
- Bước 2: Cho 8 lít nước vừa được vắt vào 2 lít cồn 70%. Sau đó sử dụng 1 lít nước vừa rồi để phun và trộn đều cho 30 – 100kg thức ăn cho tôm.
Hỗn hợp dung dịch cây phèn đen và cây cỏ lào được sử dụng theo liều lượng sau:
- Để xử lý nước, bà con lấy 20 lít hỗn hợp dung dịch tạt cho ao 1000m3 nước.
- Để phòng ngừa bệnh phân trắng xuất hiện, bà con trộn 1 lít hỗn hợp với 100kg thức ăn cho tôm, 2 – 3 ngày/lần.
- Để điều trị khi tôm có dấu hiệu bị bệnh, bà con trộn 1 lít hỗn hợp dung dịch với 50kg thức ăn và cho tôm ăn 1 ngày/lần.
- Để điều trị khi tôm bị bệnh nặng, bà con trộn 1 lít hỗn hợp dung dịch với 20 – 30kg thức ăn rồi cho ăn mỗi ngày 3 lần. Cho tôm ăn liên tục trong 3 ngày rồi dừng, sau đó lấy mẫu đi kiểm tra và theo dõi tình trạng của tôm trong ao.
Phương pháp này không chỉ điều trị bệnh phân trắng ở tôm mà còn tạo điều kiện cho tôm phát triển khoẻ mạnh, ăn uống bình thường.
Để đạt được hiệu quả cao và phòng tránh bệnh phân trắng, bà con có thể kết hợp với men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM – cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột, bao gồm: Bacillus subtilis; Bacillus pumilus; Bacillus amyloliquefaciens; Bacillus licheniformis. Chỉ với 100gr sử dụng cho 100 – 200kg thức ăn, men vi sinh Microbe-Lift DFM vừa mang lại hiệu quả, đồng thời lại giúp tối ưu chi phí cho bà con nuôi tôm.
Hình 3. Men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM.
Tùy vào tình trạng của tôm mà liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DFM và hỗn hợp phèn đen khác nhau. Liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn chi men vi sinh đường ruột và phương pháp trị bệnh phân trắng ở tôm hiệu quả nhất!
>>> Xem thêm: Phòng và điều trị Bệnh gan tụy cấp tính trên tôm bằng cây Mật gấu và cây Chó đẻ