Trước thực trạng dịch bệnh trong chăn nuôi ngày một nhiều, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày một tăng cao, “chăn nuôi tuần hoàn” đã nổi lên như một xu hướng tất yếu cho các trang trại để bắt kịp xu hướng tiêu dùng, đồng thời giảm phát thải ra môi trường, hướng đến mục tiêu chung của quốc gia là giảm phát thải trong chăn nuôi.
Ô nhiễm của ngành chăn nuôi
“Ngành chăn nuôi hiện nay phần lớn chỉ chú trọng vào nâng cao lợi nhuận, chưa hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững” – theo Báo nongnghiep.vn.
Không thể phủ nhận rằng ngành chăn nuôi (bao gồm cả chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, chất thải và phụ phẩm từ hoạt động chăn nuôi vẫn chưa được quan tâm và xử lý đúng cách.
Cụ thể, chỉ nói đến chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm ước tính sinh ra khoảng 386 triệu tấn chất thải (trong đó, 62,2 triệu tấn chất thải rắn, 323,5 triệu tấn chất thải lỏng). Trong đó, lượng chất thải được xử lý đảm bảo theo quy định là khá thấp, phần còn lại được xả thải trực tiếp là môi trường, điều này đã mang đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường gia tăng, dịch bệnh bùng phát, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp…
Theo đánh giá từ các chuyên gia, cốt yếu là phải giảm được lượng chất thải và phụ phẩm phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, từ đó mới giảm thiểu được những tác động mà lượng chất thải này mang lại. Và thực hiện “chăn nuôi tuần hoàn” là giải pháp hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này.
“Chăn nuôi tuần hoàn” – thu lợi đường dài
Chăn nuôi tuần hoàn là hoạt động chăn nuôi không chất thải, không phụ phẩm/phế phẩm, ưu tiên triển khai các loại hình, công nghệ chăn nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ để giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, giảm phát thải đầu ra, đồng thời xử lý tối ưu chất thải và phụ phẩm phát sinh trong quá trình chăn nuôi để trở thành những thành phẩm có ích, có thể tái sử dụng cho những nhu cầu khác.
Chăn nuôi tuần hoàn là tất yếu để người nuôi thu lợi đường dài vì chất thải hay phụ phẩm chăn nuôi đều có thể mang lại lợi ích về kinh tế.
Ví dụ đối với chăn nuôi gia súc gia cầm, chất thải rắn có thể được tận dụng làm phân bón hữu cơ, nước thải có thể xử lý để tái sử dụng cho hoạt động rửa chuồng, tưới cây…
Trang trại nuôi bò của anh Dương Văn Thành, Tuyên Quang là một trong những trường hợp đã thực hiện chăn nuôi tuần hoàn hiệu quả và thu về lợi ích kinh tế thiết thực. Theo thông tin, anh Thành đang nuôi khoảng 60 con bò thịt vỗ béo/lứa và 200 con gà.
Để tận dụng nguồn phân bò sẵn có, anh đã đầu tư nuôi trùn quế trên diện tích 1.000m2, sử dụng phân trùn quế làm phân bón cho 1 hecta cỏ của gia đình và bán ra thị trường với giá 1.700 đồng/kg. Trung bình anh bán khoảng 8 tấn phân/đợt và 4 đợt/năm.
Lượng giun trùn quế được anh Thành sử dụng làm thức ăn cho 200 con gà thịt. Điều này đã giúp anh chủ động được nguồn thức ăn sạch, đảm bảo dinh dưỡng và anh cũng tiêm phòng đầy đủ nên đàn gà lớn nhanh, không bị dịch bệnh, thịt chắc, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. (theo kinhtenongthon.vn)
Còn đối với nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá…), hoạt động chăn nuôi tuần hoàn phần lớn hướng đến tuần hoàn nước trong chăn nuôi, vì chất lượng nước là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi, sau con giống. Tuần hoàn nước giúp người nuôi chủ động được nguồn nước sạch, giúp tôm cua… giảm thiểu được tình trạng nhiễm dịch bệnh, khí độc… gây rớt đáy, đồng thời, giảm thiểu được các chi phí liên quan đến xử lý nước, chi phí kháng sinh/thuốc điều trị bệnh.
Điều quan trọng hơn là hoạt động chăn nuôi tuần hoàn này góp phần đáng kể vào nâng cao giá trị thương phẩm của mặt hàng sản xuất vì được thị trường ưa chuộng hơn, dễ xuất khẩu sang những thị trường có yêu cầu chất lượng khắt khe và giảm phát thải, giúp bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống.
>>> Xem thêm: Chăn nuôi tuần hoàn hướng đến Net Zero Carbon
Thực hiện “chăn nuôi tuần hoàn” để phát triển ngành chăn nuôi bền vững
PGS.TS Sử Thanh Long cho rằng: “Để thực hiện chăn nuôi tuần hoàn hiệu quả, cần có cách tiếp cận toàn diện đến người nuôi bao gồm hỗ trợ chính sách, đổi mới công nghệ và phát triển nhân lực. Các nhà làm chính sách đóng một vai trò chính yếu trong việc tạo ra một môi trường để người dân thích ứng với chăn nuôi tuần hoàn. Các ưu đãi, quy định và cơ chế hỗ trợ có thể khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang chăn nuôi tuần hoàn và đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo”.
Về phía người chăn nuôi, có thể chủ động tìm hiểu các biện pháp thực hiện chăn nuôi tuần hoàn để phát triển hoạt động chăn nuôi của mình bền vững hơn. Ví dụ như:
- Thực hiện “chăn nuôi tuần hoàn” trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: Áp dụng các mô hình chăn nuôi hữu cơ, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi thay vì kháng sinh, tận dụng chất thải chăn nuôi để tái sử dụng…
- Thực hiện “chăn nuôi tuần hoàn” trong nuôi trồng thủy sản: Áp dụng các mô hình chăn nuôi tuần hoàn nước, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học/men vi sinh thay vì kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản…
Thực hiện chăn nuôi tuần hoàn, nói dễ nhưng không dễ. Do nhiều người chăn nuôi đã quen với các phương thức chăn nuôi truyền thống, vì thế nhận thức về vai trò, lợi ích, bản chất của chăn nuôi tuần hoàn và phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi chưa đầy đủ, dẫn đến khó áp dụng.
Với mục tiêu mang đến những giá trị thiết thực cho ngành chăn nuôi, BIOGENCY cung cấp những giải pháp sinh học để ứng dụng trong cả xử lý chất thải chăn nuôi (xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải) và nuôi trồng thủy sản (xử lý các vấn đề của nước), bạn đọc quan tâm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Xem thêm:
>>> Giải pháp Xử lý chất thải chăn nuôi heo (Mùi hôi, Phân chuồng & Nước thải)
>>> Các giải pháp xử lý nước nuôi thủy sản