Tình trạng nổi bọt trong hệ thống xử lý nước thải hiện nay vẫn đang gặp khá nhiều và xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân có thể do hệ thống bị quá tải lượng đầu vào, nước thải chứa các chất hoạt động bề mặt và hàm lượng vi sinh vật trong bể hiếu khí quá thấp. Các đơn vị thi công, các chủ đầu tư thường sử dụng chất kháng bọt để giải quyết tình trạng này. Vậy chất kháng bọt là gì? Chất kháng bọt được sử dụng khi nào? Và có những loại chất kháng bọt nào trên thị trường hiện nay đang được sử dụng rộng rãi?
Chất kháng bọt trong xử lý nước thải là gì?
Chất kháng bọt là hợp chất dùng để loại bỏ bọt một cách hiệu quả và hạn chế bọt sinh ra trong quy trình sản xuất thực phẩm và thi công sản phẩm công nghiệp.
Chất kháng bọt có tác dụng phá vỡ các bông bọt trong hệ thống xử lý nước thải, bên cạnh đó còn ngăn chặn nguy cơ hình thành bọt mới.
Khi hệ thống gặp sự cố như sốc tải, vi sinh chết,… trên bề mặt bể sinh học thường xuất hiện nhiều bọt trắng. Loại bọt này khi bị gió thổi và phát tán trong môi trường không khí gây ô nhiễm. Để giải quyết nhanh vấn đề này, chất kháng bọt là phương án được sử dụng phổ biến nhất.
Một số loại chất kháng bọt được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải
Dưới đây là những loại chất kháng bọt chuyên dùng trong hệ thống xử lý nước thải hiện nay:
1. Chất kháng bọt Antifoam CS04:
Đặc điểm:
- Màu trắng, hòa tan nhanh chóng trong nước.
- Không độc hại đến vi sinh trong bể.
- Không sinh ra chất thải và không gây ô nhiễm môi trường.
Cách dùng:
- Pha loãng theo tỷ lệ 1:5 – 1:10 hoặc có thể sử dụng nguyên chất.
- Sử dụng nhỏ giọt hoặc bơm định lượng vào hệ thống.
- Liều lượng sử dụng: 30 – 300 ppm.
Ưu điểm:
- Hoạt động được trong môi trường trung tính, kiềm, axit.
- Loại bỏ lớp bọt sinh ra trong quá trình xử lý, tránh gây ảnh hưởng chất lượng nước sau khi được xử lý, giúp bọt nước tan biến nhanh chóng, giúp các phân tử lắng xuống đáy hồ, tạo nên độ trong của nước.
Chi phí: 13.000 đ/m3.
2. Chất kháng bọt TINOCHEM ANF-900:
Đặc điểm:
- Chất lỏng trắng sữa.
- Dung dịch Polymer đặc biệt.
- Tính ion: Non-ionic.
- Dễ dàng phân tán trong nước.
Cách dùng:
- Hòa tan trước khi đưa vào hệ thống, tùy thuộc vào hệ thống mà người ta dùng khối lượng khác nhau.
- Lượng đề nghị thông thường: 1 ~ 2 g/l.
Ưu điểm:
- Có khả năng chịu được tốt đối với môi trường axit và kiềm.
- Có thể được sử dụng trong một phạm vi ứng dụng rộng rãi mà ngưỡng pH đạt đến tới hạn.
- Kháng bọt và ngăn ngừa sinh bọt.
3. Vi sinh Microbe-Lift IND:
Đặc điểm:
- Microbe-Lift IND gồm 13 chủng vi sinh chọn lọc có hoạt tính mạnh nhất trên thị trường.
- Từng loại vi sinh vật sẽ thích nghi trong từng môi trường khác nhau.
Cách dùng:
- Đổ trực tiếp vào hệ thống
- Duy trì để tăng hiệu suất và ổn định hệ thống: Sử dụng liều lượng từ 1 – 5 ml/m3.
- Liều lượng thay đổi theo từng đặc điểm và tính chất của nước thải và hệ thống.
Ưu điểm:
- Hệ thống được phục hồi nhanh sau khi bị sự cố bọt trắng.
- Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
- Giảm BOD, COD, TSS.
- Tăng cường quá trình khử Nitrat, giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
- Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
Chi phí: 2.000 đ/m3.
Trên đây là 3 loại chất kháng bọt được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải hiện nay cũng như cách dùng và ưu điểm của mỗi loại. Dựa vào đó bạn có thể lựa chọn loại chất kháng bọt phù hợp với hệ thống của mình, tiết kiệm chi phí và giải quyết được vấn đề bọt nổi mà hệ thống đang gặp phải.
Biogency khuyến khích hệ thống xử lý nước thải nên sử dụng vi sinh để kháng bọt, vì nó không những giảm thiểu được vấn đề bọt tái hiện mà còn hỗ trợ xử lý các chi tiêu ô nhiễm như COD, BOD, TSS,…ổn định hệ thống. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Cách giảm NO3- trong nước thải