Tôm cần trải qua công đoạn lột xác này để có thể gia tăng kích thước và trọng lượng. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng diễn ra như thế nào? Các yếu tố nào bà con cần quan tâm trong thời kỳ tôm lột xác? Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Tại sao cần nắm rõ chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng?
Tất cả bà con nông dân nuôi tôm cũng đều sẽ mong muốn tôm khi thu hoạch sẽ đạt được kích thước, trọng lượng tốt nhất và từ đó tăng doanh thu mùa vụ. Để có được những điều này, bà con cần nắm rõ các yếu tố trong quá trình nuôi tôm, trong đó có chu kỳ lột xác của tôm, mục đích là để:
- Đưa ra được quyết định điều chỉnh lượng thức ăn theo từng giai đoạn chính xác hơn.
- Dễ dàng hơn trong việc kích thích tôm lột xác hàng loạt giúp chất lượng tôm đồng đều, tăng năng suất.
- Lột xác đều giúp tôm tăng khả năng kháng khuẩn và virus gây bệnh cho tôm
- Dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.
Hình 1. Tôm thẻ chân trắng.
Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng diễn ra như thế nào?
Tôm thẻ chân trắng sẽ lột xác nhiều lần trong suốt quá trình phát triển, từ lúc thả giống tới lúc thu hoạch. Cụ thể, các mốc trong chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng sẽ được tính theo ngày nuôi như sau:
1 đến 15 ngày nuôi: Hằng ngày.
- Từ 15 đến 30 ngày nuôi: 2 – 3 ngày/lần.
- Từ 30 đến 45 ngày nuôi: 3 – 5 ngày/lần.
- Từ 45 đến 75 ngày nuôi: Hàng tuần.
- Từ 75 ngày nuôi đến 90 ngày nuôi: 10 ngày/lần.
- Từ 90 ngày nuôi trở lên: 2 tuần/lần.
Hình 2. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng trong suốt quá trình nuôi.
Bà con có thể thấy được trong khoảng thời gian đầu mới thả giống (từ ngày 1 đến ngày 15) tôm sẽ lột xác nhiều lần và thời gian giữa mỗi lần tôm lột xác thường ngắn. Tuy nhiên, khi tôm lớn dần thì số lần lột xác của tôm cũng sẽ giảm dần và khoảng cách thời gian giữa mỗi lần lột xác cũng cách xa nhau hơn.
Hình 3. Tôm thẻ chân trắng mới thả giống.
Tôm trải qua quá trình lột xác cũng đồng nghĩa với việc kích thước và trọng lượng của tôm sẽ tăng lên. Quá trình lột xác này làm cho lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng sẽ nứt ra, tôm sẽ uống cong phần thân để đưa các phần phụ của đầu tôm ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau. Năng suất của vụ nuôi tôm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động lột xác này của tôm.
Thời gian lột xác của tôm thẻ chân trắng
Thời gian lột xác của tôm thẻ chân trắng thường diễn ra vào lúc trời tối, thời gian thường sẽ từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Cụ thể hơn, bà con còn thể theo dõi ở hình sau:
Hình 4. Thời gian lột xác của tôm thẻ chân trắng.
Để tôm có thể thực hiện chu kỳ lột xác và lột xác vào đúng thời điểm một cách đồng bộ thì bà con cần phải nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng này. Điều này sẽ giúp năng suất mùa vụ được đảm bảo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
– Cung cấp đủ dinh dưỡng cho tôm:
Hoạt động tôm lột xác phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố dinh dưỡng được cung cấp cho tôm nuôi. Vì vậy bà con cần hết sức lưu ý tới các yếu tố này.
Tôm sẽ khó lột vỏ nếu không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Khi chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, tôm sẽ có đủ điều kiện cho việc phát triển để làm đầy vỏ, từ đó vỏ sẽ nứt ra để tiến hành bước lột xác. Hàm lượng thức ăn cần thiết để đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho tôm nuôi cần có lượng đạm tổng số từ 32% – 45%.
Hình 5. Tôm nuôi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
– Quản lý thức ăn đúng cách:
Quản lý thức ăn sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí, đồng thời kiểm soát tốt chất lượng tôm. Lượng thức ăn cần phải được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.
- Tháng đầu: Lượng thức ăn cần cung cấp là từ 8 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi
- Các tháng sau: Cho tôm ăn lượng thức ăn với lượng 5 – 7% theo tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.
- Điều chỉnh lượng thức ăn trong ngày bằng cách theo dõi lượng thức ăn thừa trên sàng ăn của tôm.
Hình 6. Quản lý thức ăn cho tôm đúng cách giúp tôm lột xác hiệu quả hơn.
– Bổ sung khoáng chất cho tôm:
Để có được một lớp vỏ mới tôm cần được bổ sung một lượng khoáng chất cần thiết như: Canxi, Photpho, Premix… Việc này sẽ giúp tôm lột xác tốt hơn. Các chất khoáng thường nên được bổ sung vào các buổi ăn chiều của tôm như một cách giúp tôm lột xác vào ban đêm được diễn ra hiệu quả hơn.
Hình 7. Cung cấp khoáng chất cần thiết như: Canxi, Photpho, Premix… sẽ giúp ích cho quá trình lột vỏ của tôm.
– Đảm bảo môi trường nuôi sạch, đủ điều kiện cho tôm phát triển:
Môi trường nuôi tôm sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: pH, độ kiềm, oxy hòa tan, nhiệt độ,… Tất cả các yếu tố này nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ức chế, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và phát triển của tôm nuôi.
Hình 8. Môi trường nuôi tốt tăng chất lượng tôm thu hoạch.
– Kiểm soát mầm bệnh gây hại:
Trong quá trình nuôi nếu tôm bị mắc một số loại bệnh như: Đốm đen, gan, nấm,… sẽ có thể khiến cho tôm chậm lột vỏ hoặc không lột vỏ được. Do đó, tôm sẽ không thể phát triển đạt kích thước và trọng lượng mong muốn. Bà con cần phải phòng bệnh cho tôm bằng cách kiểm tra thường xuyên các yếu tố trong môi trường sống của tôm như: Màu nước, tảo, oxy… để có thể phát hiện và đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Hình 9. Tôm thẻ bị bệnh đốm đen.
>>> Bà con có thể xem thêm chi tiết hơn các “Yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm cần quan tâm?” TẠI ĐÂY
—
Mong rằng với những kiến thức mà bài viết đem tới có thể giúp ích được cho bà con có nhiều vụ nuôi thành công. Nếu bà con có khó khăn hoặc gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến “chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng” hoặc các vấn đề về nuôi tôm khác, bà con có thể liên hệ ngay đến Biogency với theo số HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con để có những vụ nuôi tôm thành công.