Trong nuôi tôm thì nước nuôi là một trong những yếu tố quan trọng bà con cần quan tâm để nuôi tôm đạt chất lượng và cho năng suất cao. Hiểu về đặc điểm của nước nuôi tôm sẽ giúp bà con dễ dàng điều chỉnh các yếu tố của nước, từ đó giúp tôm sống khỏe, tăng sức đề kháng và hạn chế dịch bệnh.
Tầm quan trọng của chất lượng nước đối với tôm nuôi
Chất lượng của nước quyết định hơn phân nửa đến sự thành công của vụ nuôi. Nước nuôi tôm cho biết tôm có khỏe mạnh hay không, ưa bệnh hay không, tôm mau lớn hay lớn không đều đều do chất lượng nước quyết định. Môi trường nước được ví như “ngôi nhà” của tôm, để tôm có thể sinh sống và phát triển. Dưới đây là một vài tác dụng của nước nuôi tôm:
- Có thể hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ.
- Có khả năng điều hòa nhiệt độ nước giúp tôm thích nghi với nhiệt độ dưới nước.
- Có thành phần oxy (O2) thấp hơn Cacbonic (CO2) giúp tôm có oxy để sống.
Hình 1. Bà con chú ý gây màu nước nuôi tôm cho thích hợp.
Màu nước ao nuôi tôm phản ánh rõ nhất chất lượng nước
Bà con cần chú ý tới việc gây màu nước nuôi tôm. Đặc điểm của một số màu nước nuôi là:
– Nước ao nuôi tôm có màu xanh nhạt (màu mầm chuối non) hoặc màu nâu vàng (màu nước trà)
Đây là màu nước nuôi tôm lý tưởng, có pH thích hợp, độ mặn, đầy đủ dưỡng chất,… tôm có thể sinh trưởng tốt.
- Nước ao nuôi tôm có màu xanh nhạt (màu mầm chuối non): Do sự phát triển của tảo lục Chlorophyta, loài này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ (độ mặn < 10‰). Ngoài việc góp phần trong chuỗi thức ăn tự nhiên, tảo lục còn có tác dụng ổn định các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong ao, hấp thu các chất hữu cơ qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao.
- Nước ao nuôi tôm có màu nâu vàng (màu nước trà): Do sự phát triển của tảo Silic Bacillariophyta, loài tảo này thường phát triển ở môi trường nước lợ nước mặn và đầu vụ nuôi, tảo Silic có giá trị dinh dưỡng cao, nguồn thức ăn tự nhiên tốt cho ấu trùng và thủy sinh vật giai đoạn sống đáy.
– Nước ao nuôi tôm màu xanh đậm (màu xanh rêu)
Do sự phát triển mạnh của tảo lam Cyanophyta, loại tảo này tiết ra chất độc làm chết tôm, cá. Ngoài ra còn gây giảm oxy về đêm, gây hiện tượng nở hoa trong nước.
Khi nước ao tôm có màu xanh đậm thông thường là do dưới đáy ao có lớp bùn dày và tôm rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu trong tình trạng nặng, để tốt cho tôm bà con nên di chuyển tôm sang một ao khác có điều kiện tốt hơn. Sau đó xử lý kỹ đáy ao, nạo vét bùn trước khi bắt đầu vụ nuôi mới. Việc xử lý nước nuôi tôm trong trường hợp này phải mất vài tháng.
Hình 2. Bà con chú ý gây màu nước nuôi tôm cho thích hợp.
– Nước ao nuôi tôm có màu sẫm tối
Đây là màu nước tù đọng lâu ngày trong ao nuôi, cần phải xử lý nước mới vào ao trước khi thả tôm. Hoặc có thể là do đáy ao có một lượng bùn dày, chưa được xử lý kỹ. Môi trường này làm cản trở sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Một điều cần lưu ý là tôm thích sống ở những vùng nước chảy, không thích sống ở những vùng nước tù đọng lâu ngày. Vì vậy việc nuôi tôm nên có nước ra vào thường xuyên sẽ tốt hơn.
– Nước ao nuôi trong, không bị đục
Khi nước này bị nhiễm phèn, thường có độ trong cao. Tôm sẽ yếu dần, không sống được và nổi trên mặt nước và chết dần. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi, đặc biệt khi nước nhiễm phèn nhiều thì tảo không sinh sôi được, làm mất nguồn thức ăn tự nhiên của tôm. Trong trường hợp này, bà con cần rải phân hữu cơ xuống ao, liều lượng phụ thuộc vào độ trong của nước ít hay nhiều. Trong trường hợp nước quá đục thì cần thay nước mới.
– Màu vàng cam (màu gỉ sắt)
Đây là màu nước cho thấy ao nuôi tôm đang bị nhiễm phèn. Màu da cam là do quá trình oxy hóa của đất phèn bên dưới (FeS2) tạo thành váng sắt.
Hình 3. Nên xử lý nước nuôi trước khi bắt đầu thả tôm.
Đặc điểm của các yếu tố hóa lý trong nước nuôi tôm
Nước nuôi tôm là một trong những điều kiện tiên quyết giúp vụ nuôi tôm thành công. Đặc biệt, đối với những bà con nuôi tôm bằng ao đất, đất rất dễ bị nhiễm phèn và ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Đầu tiên với nước nuôi tôm bà con cần phải đảm bảo về pH, độ mặn, độ kiềm, hàm lượng oxy hòa tan trong nước, độ cứng của nước,…
- Độ pH tối ưu trong ao tôm là 7.5 – 8.5
- Độ mặn để tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở 10 – 25‰.
- Hàm lượng oxy trong ao phải đảm bảo DO > 3.5 mg/l và nên duy trì ở mức tối ưu DO > 5 mg/l để tôm có lượng oxy tốt nhất.
- Độ kiềm phù hợp cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng là 120 – 180 mg CaCO3/l.
- Độ cứng phù hợp của nước nuôi tôm dao động từ 20 – 150ppm. Nếu độ cứng của nước cao trên 300ppm, tôm sẽ khó lột vỏ và có tốc độ tăng trưởng chậm.
Hình 4. Độ pH ảnh hưởng đến tôm thẻ chân trắng.
Bà con nên sử dụng quạt nước để kiểm soát độ mặn cũng như pH trong ao nuôi. Quạt nước giúp tạo ra lượng oxy hòa tan giúp tôm hấp thụ tốt và khỏe hơn.
Trong suốt quá trình nuôi bà còn nên thường xuyên kiểm tra về màu nước. Nước cần phải sạch, phải đủ chất dinh dưỡng thì tôm mới có thể phát triển được. Tuy nhiên, chất lượng nước lại chịu ảnh hưởng bởi môi trường như thời tiết, nước tự nhiên, khiến các chỉ số nước thay đổi. Mọi thắc mắc bà con có thể gọi ngay theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn miễn phí.
>>> Xem thêm: Tôm bị đỏ thân do đâu? Phòng ngừa bệnh như thế nào?