Đặc điểm và vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta

Nghề nuôi tôm đang ngày càng phát triển và đóng vai trò nhất định góp phần cho sự phát triển kinh tế của cả nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của nghề nuôi tôm của nước ta hiện nay nhé!

Đặc điểm và vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta

Đặc điểm nghề nuôi tôm ở nước ta

Tôm đem lại giá trị kinh tế cao không chỉ cho người nuôi tôm và cho nền kinh tế của cả nước ta. Đó chính là lý do cho sự phát triển trong những năm gần đây của nghề nuôi tôm. Ở phần này chúng ta sẽ cùng nhìn qua đặc điểm của nghề nuôi tôm ở nước ta, bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu như sau:

– Điểm mạnh của nghề nuôi tôm:

  • Công nghệ nuôi tôm tại Việt Nam đang được xem là “điểm sáng”. Rất nhiều các ứng dụng khoa học công nghệ mới được bà con tìm hiểu và ứng dụng vào quá trình nuôi tôm. Các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ khác nhau đã được bà con áp dụng: Kỹ thuật sản xuất giống, ương vèo và nuôi tôm thương phẩm,..v..v… ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Việt Nam có tiềm năng rất lớn về diện tích đất ao nuôi tôm, sự phong phú của nguồn nước phù hợp cho nuôi tôm. Nhờ vào đó nhiều mô hình nuôi tôm độc đáo được áp dụng theo từng khu vực.
  • Nhiều công ty chế biến và xuất khẩu tôm trên cả nước. Trình độ nhân lực và kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm giá trị ngày một tăng.
  • Hệ thống chuỗi cung ứng vật tư cho nghề nuôi tôm như: thức ăn, con giống, hóa chất, hạ tầng kỹ thuật,..v..v… rất đầy đủ để phục vụ cho bà con nuôi tôm.
  • Sự quan tâm và giúp đỡ đến từ của các cơ quan ban, ngành cũng là điểm mạnh góp phần vào sự phát triển của nghề nuôi tôm.
Hình ảnh tôm thẻ chân trắng được ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình nuôi.
Hình ảnh tôm thẻ chân trắng được ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình nuôi.

– Điểm yếu của nghề nuôi tôm:

  • Hiện còn thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch sản xuất ở các địa phương. Quy mô nuôi tôm còn nhỏ lẻ, điều này khiến hạ tầng nguồn nước cấp và nguồn nước thoát bị chồng chéo. Dễ dẫn đến các tình trạng ô nhiễm và dịch bệnh cho tôm..
  • Khả năng ứng dụng cơ giới trong quá trình sản xuất và nuôi tôm vẫn chưa được đồng bộ. Chi phí đầu tư trên mỗi đơn vị diện tích lớn cũng chính vì lý do này.
  • Chi phí sản xuất tôm ở Việt Nam còn rất cao. Hiện tôm bố mẹ vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, khả năng cung cấp trong nước còn ít, chưa chủ động được trong công tác sản xuất. Điều này gây mất lợi thế cạnh tranh so với các nước đối thủ trên thị trường.
  • Chưa kiểm soát được tốt dịch bệnh, vùng nuôi. Tỷ lệ các ao nuôi đạt diện tích và sản lượng theo tiêu chuẩn và chứng nhận GAP, hữu cơ,..v..v.. còn ít.
  • Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu còn diễn ra phức tạp.
Hình ảnh tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng do chưa kiểm soát được tốt dịch bệnh.
Hình ảnh tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng do chưa kiểm soát được tốt dịch bệnh.

Có thể thấy được rằng nghề nuôi tôm của nước ta vừa có những điểm mạnh và những điểm yếu nhất định. Tuy nhiên với vai trò khá lớn của nghề nuôi tôm với sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay thì việc đánh giá đầy đủ các điểm mạnh, điểm yếu là hết sức cần thiết. Từ đó, các ban ngành quản lý sẽ có thể đưa ra được các giải pháp tận dụng điểm mạnh và hạn chế tối đa các điểm yếu đề nghề nuôi tôm phát triển, khẳng định vai trò trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta

Trong suốt 2 thập kỷ qua, ngành nuôi tôm đã đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới, phát triển nền kinh tế chung. Cộng đồng ngành tôm đã nỗ lực rất nhiều để những con tôm của Việt Nam có thể trở thành một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia cung cấp tôm hàng đầu thế giới.

Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam chiếm 13% -14% tổng giá trị xuất khẩu tôm trên toàn thế giới. Hàng năm, ngành tôm góp phần vào tổng giá trị thủy sản xuất khẩu lên tới khoảng 45% – 50% của cả nước.

Nghề nuôi tôm đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế.
Nghề nuôi tôm đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế.

Tôm nước ta đã được xuất khẩu sang 108 thị trường trên toàn thế giới. Trong số đó có 9 thị trường chính là: Khối EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, chỉ riêng các thị trường này đã chiếm hơn 97% tổng giá trị xuất khẩu tôm nước ta.

Việt Nam đã đạt kỷ lục là 4,3 tỷ USD xuất khẩu tôm vào năm 2022, con số này tăng 11% so với năm 2021. Mục tiêu tính tới hiện tại của ngành tôm nước ta trong năm 2023 là phấn đấu đạt con số trên 4,3 tỷ USD với sản lượng tôm xuất khẩu trên 1 triệu tấn. Để có thể hoàn thành được mục tiêu trong năm 2023 này, ngành thủy sản đã đưa ra 8 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau:

  1. Thực hiện hiệu quả Luật thủy sản 2017. Đặc biệt quan tâm và chỉ đạo đối với các nhóm tôm nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tập trung triển khai các nội dung đã được sửa đổi khi Nghị định Sửa đổi, bổ sung Nghị định 26/2019/NĐ-CP được ban hành.
  2. Triển khai các chương trình phát triển và nuôi trồng thủy sản hiệu quả đến năm 2030. Xây dựng kế hoạch hành động phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 và đề án tổng thể cho sự phát triển ngành công nghiệp tôm đến năm 2030. Đồng thời cũng phải hoàn thành đề án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
  3. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, giúp nâng cao chất lượng tôm nuôi và năng suất mỗi vụ. Đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
  4. Thực hiện tốt công tác quan trắc, đưa ra các cảnh báo môi trường chính xác cho các vùng nuôi tôm tập trung. Điều này giúp hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm, luôn sẵn sàng ứng biến với sự thay đổi của môi trường, khí hậu và dịch bệnh.
  5. Thực hiện tốt công tác quản lý giống tôm nuôi nước lợ. Cần sự phối hợp chặt chẽ của cán bộ địa phương và cơ quan ban ngành trung ương để quản lý được tốt chất lượng tôm giống. Giúp bà con có thông tin thường xuyên về nguồn gốc tôm giống, đảm bảo bà con luôn có tôm giống chất lượng cao để đưa vào nuôi trồng, sản xuất.
  6. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất giống, thức ăn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
  7. Thực hiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết (liên kết dọc giữa các nhà với nhau; liên kết ngang giữa các cơ sở sản xuất). Đảm bảo chứng nhận chất lượng trong quá trình sản xuất, giúp hạ giá thành và đảm bảo đầu ra cho tôm nuôi.
  8. Tích cực trong công tác phối hợp xử lý, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật. Từ đó giúp phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm tôm Việt Nam.

Vậy là trong bài viết này chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quát về đặc điểm của nghề nuôi tôm cũng như vai trò của nó với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Mong rằng những thông tin này là hữu ích với bà con nuôi tôm. Hãy cùng Biogency chung tay để tạo ra những con tôm khỏe mạnh giúp phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường, sức khỏe con người với các giải pháp sinh học an toàn nhé!

Xem thêm Các giải pháp sinh học giúp nuôi tôm bền vững:

>>> Giải Pháp Xử Lý Khí Độc (NO2, NH3) Ao Nuôi Tôm
>>> Giải Pháp Xử Lý Nước Ao Nuôi Tôm
>>> Giải Pháp Xử Lý Đáy Ao Nuôi Tôm
>>> Giải Pháp Men Đường Ruột Cho Tôm
>>> Giải Pháp Cấp Cứu Tôm Nổi Đầu Do Khí Độc
>>> Giải Pháp Cắt Tảo Ao Nuôi Tôm