Các điều kiện cần chú ý để xử lý nước thải nhà máy may hiệu quả

Ngành may mặc là loại hình công nghiệp truyền thống và cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, đi kèm với phát triển kinh tế, ngành may mặc trong quá trình sản xuất cũng tạo ra một lượng lớn nước thải, và việc xử lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải nhà máy may không phải là vấn đề đơn giản. Trong quá trình xử lý nước thải nhà máy may cần chú ý những điều kiện gì để việc xử lý đem lại hiệu quả và tối ưu chi phí? Cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Các điều kiện cần chú ý để xử lý nước thải nhà máy may hiệu quả

Tổng quan về các điều kiện cần kiểm soát khi xử lý nước thải nhà máy may

Về cơ bản, khi xử lý nước thải nhà máy may, các thông số dưới dây cần được kiểm tra, kiểm soát liên tục trong quá trình xử lý và vận hành hệ thống, đó là:

  • COD, BOD, MLSS, MLVSS, Nitơ (N-NH3, N-NO2, N-NO3, N kiejdahl) và Photpho.
  • Thể tích sinh khối (thể tích bùn lắng sau 30 phút). Chỉ số thể tích sinh khối: SVI (ml/g) = Thể tích sinh khối lắng/ Hàm lượng sinh khối.

Thể tích bùn lắng sau 30 phút (SV30) là chỉ số cần kiểm soát khi xử lý nước thải nhà máy may.

Hình 1. Thể tích bùn lắng sau 30 phút (SV30) là chỉ số cần kiểm soát khi xử lý nước thải nhà máy may.

  • Tải trọng hữu cơ:

+ Với COD = COD (kg/m3 ) x Q (m3/ngày) / V bể m3.
+ Với BOD = BOD (kg/m3 ) x Q (m3/ngày) / V bể m3.

  • Tải sinh khối: F/M=( COD (kg/m3 ) x Q (m3/ngày) / V bể m3 x MLSS (kg/m3).
  • Thời gian lưu trung bình của sinh khối (là tuổi của sinh khối): MCRT (ngày) = MLSS (kg/m3) x thể tích toàn bộ (m3)/ sinh khối lấy ra hàng ngày (kg/ngày).

Chú ý các yếu tố cần kiểm tra liên tục trong quá trình vận hành

Dưới đây là các điều kiện kỹ thuật mà kỹ sư vận hành cần kiểm tra liên tục trong quá trình vận hành và khắc phục ngay khi có vấn đề xảy ra vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý của hệ thống nước thải. Các yếu tố bao gồm:

– Lưu lượng:

Lưu lượng quyết định khả nắng chịu tải của hệ thống và tải lượng bề mặt của bể lắng. Cần đảm bảo lưu lượng ổn định trước khi vào hệ thống xử lý sinh học của nhà máy.

– Tỷ lệ F/M:

Tỷ lệ F/M thích hợp để xử lý nước thải nhà máy may nằm trong khoảng 0,2 – 0,6.

  • Nếu F/M thấp: Có thể là do có sự xuất hiện của các vi khuẩn dạng sợi.
  • Nếu F/M cao: DO thấp, quá tải, bùn đen, lắng kém, có mùi tanh, hiệu quả xử lý thấp.

– Tuổi bùn:

Khi vi khuẩn bắt đầu nuôi và phát triển trong hệ thống, chúng chỉ là các khối bùn nhỏ. Ở trong giai đoạn này, chúng không tạo ra lớp chất nhờn tốt. Khi đã có tuổi, vi khuẩn tiêu giảm tiêm mao của chúng và tích lũy chất nhờ vào bên ngoài của thành tế bào. Khi đó, các khối bùn nhỏ mới bắt đầu dính lại và tạo thành bông lớn có thể lắng được.

– Độ pH:

pH thích hợp khi xử lý nước thải nhà máy may là từ 6,5 – 8,5.

  • Nếu pH cao: Do quá trình chuyển hóa N thành N-NH3 tốt, khả năng đệm cao.
  • Nếu pH thấp: Quá trình Nitrat hóa, hàm lượng HCO3 – thấp. Cần tăng cường hóa chất tăng độ kiềm.

Đo pH tại bể hiếu khí.

Hình 2. Đo pH tại bể hiếu khí.

Cách khắc phục sự dao động pH là cung cấp đủ dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ, hạn chế quá trình phân hủy nội bào, sử dụng hóa chất tăng pH và độ kiềm.

– Nhiệt độ:

Do phản ứng sinh hóa phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ lạnh, hệ thống sẽ cần đến nhiều vi sinh vật hơn. Ngược lại ở nhiệt độ ấm, vi sinh vật sẽ ít hơn.

– Tỷ lệ BOD/COD:

Tỷ lệ BOD/COD > 0,5 là điều kiện thích hợp cho quá trình phân hủy sinh học. Kiểm tra thường xuyên BOD và COD tránh hiện tượng thiếu tải hoặc quá tải.

– Chất dinh dưỡng:N:P:

Đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P=100:5:1, nếu thiếu phải bổ sung nguồn từ bên ngoài. Đối với nước thải sinh hoạt nhà máy may thông thường không cần thiết bổ sung N,P.

Chú ý kiểm soát quá trình xử lý nước thải

Quá trình xử lý nước thải nhà máy may có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

– Tải trọng hữu cơ:

  • Tải trọng hữu cơ cao: DO thấp, bùn lắng lâu, lắng kém, tạo bọt.
  • Tải trọng hữu cơ thấp: DO cao, bùn lắng nhanh, nén tốt, bùn xốp, nâu, xuất hiện lớp mỡ và váng nổi trên bề mặt.

– Khả năng lắng của bùn:

Nếu bùn lắng kém và có hiện tượng bùn nổi trên bề mặt, nguyên nhân là do quá trình khử Nitrat sinh ra N2 thiếu dinh dưỡng xuất hiện vi khuẩn dạng sợi (filamentous), hoặc dư dinh dưỡng dẫn đến bùn chết và nổi trên bề mặt.

Bùn hiếu khí lắng kém và bị nổi sau 30 lắng.

Hình 3. Bùn hiếu khí lắng kém và bị nổi sau 30 lắng.

– Nhu cầu oxy hòa tan (DO):

Điều kiện này phụ thuộc vào tải lượng hữu cơ và hàm lượng sinh khối trong bể sinh học. Do đó, oxy hòa tan thích hợp trong khoảng 2 – 3mg/l, nếu lượng DO trong bể hiếu khí không đủ sẽ làm giảm hiệu quả xử lý, xuất hiện vi khuẩn dạng sợi, giảm khả năng lắng và ức chế quá trình xử lý của vi sinh vật trong bể.

Oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí.

Hình 4. Oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí.

– Các chỉ tiêu ô nhiễm sau quá trình xử lý:

  • Tổng Nitơ sau xử lý: Nếu tổng Nitơ sau xử lý còn cao do công nghệ chưa ổn định, có sự hiện diện các hợp chất Nitơ khó phân hủy, sinh khối bùn trong bể cao, nhiễm độc ,vi sinh chết và trôi qua bể sau xử lý.
  • Amonia sau xử lý cao: Do pH không thích hợp (< 6,5 hoặc > 8,5), tuổi bùn thấp < 10 ngày, DO thấp < 2 mgO2/l, tải N cao, hiện diện chất độc, vận hành chưa ổn định.
  • Photpho: Yêu cầu Ortho Photphat là từ 1 – 2 mg/l, nếu thiếu thì phải bổ sung thêm.

Kết luận, với những chia sẻ ở bài viết này, Biogency mong rằng có thể giúp bạn nắm rõ hơn về những lưu ý trong quá trình xử lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải nhà máy may. Để được tư vấn thêm về cách xử lý và vận hành tối ưu cho hệ thống, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải may mặc đang được áp dụng hiện nay