Dự án nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su, công suất 600m3/ngày

Hàm lượng ô nhiễm của nước thải cao su đầu vào từ cao đến rất cao, làm hệ vi sinh bị sốc tải và chết, không còn khả năng xử lý chất ô nhiễm về QCVN 01 MT:2015/BTNMT, cột B, do đó việc nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su là rất quan trọng nếu muốn xử lý nước thải đạt chuẩn. Dưới đây là dự án nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su, công suất 600m3/ngày mà Biogency đã thực hiện cho khách hàng.

Dự án nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su, công suất 600m3/ngày

Hiện trạng ô nhiễm từ nước thải cao su của hệ thống 600m3/ngày

Nước thải chế biến cao su thường có pH thấp, trong khoảng 4,2 – 5,2 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại trong nước ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao.

Các hạt huyền phù này là các hạt cao su đã đông tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn, phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Nếu lưu nước thải trong một thời gian dài và không có sự xáo trộn dòng thì các huyền phù này sẽ tự nổi lên và kết dính thành từng mảng lớn trên bề mặt nước. Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn chứa, rửa các chén mỡ, nước tách từ mủ ly tâm và cả trong giai đoạn đánh đông.

Trong nước thải còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit formic, và N-NH3. Hàm lượng COD cao có thể lên đến 13000 mg/l.

Ảnh hưởng của nước thải cao su đến với môi trường:

  • Làm nước đục, nổi ván trên bề mặt nước và bốc mùi hôi.
  • Hàm lượng chất hữu cơ cao ảnh hưởng đến thời gian tự phân hủy chất hữu cơ trong môi trường.
  • Phát sinh mùi hôi khó chịu như H2S, Mercapta…

Khi Biogency tiếp nhận dự án, thành phần ô nhiễm trong nước thải đo được như sau:

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 01 MT:2015/BTNMT, cột B
1 pH 5.5 – 7.0 6 – 9
2 COD mg/l 2000 – 13000 250
3 BOD5 mg/l 3000 – 9000 50
4 SS mg/l 300 – 1000 100
5 N-NH4 mg/l 150 – 300 60
6 Tổng Nitơ mg/l 200 – 350 80

Theo đó, hàm lượng ô nhiễm của nước thải cao su đầu vào rất cao, làm hệ vi sinh bị sốc tải và chết, không còn khả năng xử lý chất ô nhiễm về QCVN 01 MT:2015/BTNMT, cột B.

Yêu cầu xử lý đặt ra

Đơn vị đang áp dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải với sơ đồ:

Tóm tắt sơ đồ hệ thống xử lý nước thải cao su công suất 600m3/ngày đang áp dụng.

Hình 1. Tóm tắt sơ đồ hệ thống xử lý nước thải cao su công suất 600m3/ngày đang áp dụng.

Trong đó, hệ thống bể sinh học đang gặp tình trạng thiếu các chủng vi sinh có khả năng xử lý chất ô nhiễm, đặc biệt là ở bể Anoxic (bể thiếu khí) và bể Aerotank (bể hiếu khí). Do đó, yêu cầu của ban quản lý hệ thống đặt ra là: Khởi động lại hệ thống vi sinh, vận hành hệ thống ổn định để nước thải cao su đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải.

Phương án nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su công suất 600m3/ngày của Biogency

– Lựa chọn sản phẩm để nuôi cấy:

Với hiện trạng ô nhiễm của nước thải và công suất vận hành hệ thống hiện tại, để phù hợp với mục tiêu dự án, Biogency lựa chọn sử dụng giải pháp sinh học dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift của Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.), với sản phẩm vi sinh Microbe-Lift IND.

Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su hiệu quả.

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su hiệu quả.

Lý do lựa chọn Men vi sinh Microbe-Lift IND để nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su (công suất 600m3/ngày):

  • Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp ổn định hiệu suất xử lý của vi sinh trong giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải cao su, giúp tăng nhanh lượng MLSS trong bể.
  • Mật độ vi sinh cao và thích nghi nước thải nhanh, chịu được độ mặn lên đến 4%.
  • Giúp bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.
  • Phân hủy chất hữu cơ làm giảm BOD, COD, TSS.
  • Tăng hiệu quả của quá trình khử Nitrat.

– Hướng dẫn sử dụng:

STT Thời gian cấy vi sinh Liều lượng Microbe-Lift IND / tháng
Bể Anoxic (thiếu khí) Bể Aerotank (hiếu khí)
1 Liều lượng tháng đâu tiên 7 gallons 6 gallons
2 Duy trì hiệu suất tháng thứ 2 2 gallons 1.5 gallons

Lưu ý:

  • Lắc đều và bổ sung vi sinh theo liều lượng chỉ dẫn.
  • Quy đổi liều lượng: 01 can = 01 gallon = 3785 ml.
  • Thời gian ban đầu nuôi cấy, sẽ có bọt trắng nổi trên bề mặt hiếu khí. Hiện tượng này sẽ mất đi sau 02 tuần khởi động.

– Kiểm soát các điều kiện vận hành trong quá trình nuôi cấy:

Để quá trình nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su đạt hiệu quả, cần lưu ý đảm bảo các điều kiện vận hành dưới đây:

TT Điều kiện Bể Anoxic Bể Aerotank
1 Nồng độ oxy hòa tan DO < 0.2 mg/l ≥ 3.5 mg/l
2 Độ pH 7.0 – 8.5 7.2 – 8.5
3 Độ kiềm Carbonate (kH) Tối thiểu 150 mg CaCO3/l
4 Nhiệt độ 30 – 36℃ 20 – 36℃
5 C: N: P 100: 5: 1 100: 5: 1

Kết quả đạt được sau quá trình áp dụng phương án nuôi cấy vi sinh đến từ Biogency

Sau 2 tuần sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND, nước ở hai bể Anoxic và bể Aerotank trong, bông bùn to và lắng nhanh.

Sau 4 tuần nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su với công suất 600m3/ngày, nồng độ MLSS đạt từ 2500 – 3000mg/l.

Tùy theo hiện trạng và công suất của từng hệ thống mà phương án nuôi cấy vi sinh, liều lượng sử dụng và kết quả đạt được sẽ khác nhau. Hãy liên hệ ngay cho Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về phương án nuôi cấy vi sinh cho nước thải cao su phù hợp nhất cho hệ thống của bạn.

>>> Xem thêm: Xử lý bọt màu xanh & Mùi hôi nước thải chế biến cao su thiên nhiên