Giai đoạn mới thả nuôi tôm dễ bị chết, vì sao?

Trong suốt quá trình sinh trưởng của tôm trải qua các giai đoạn như thời kỳ phôi, ấu trùng, ấu niên, thiếu niên đến giai đoạn trưởng thành. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng đều có những vấn đề cần lưu ý. Bài viết này đi sâu vào vấn đề tại sao giai đoạn mới thả tôm dễ bị chết. Hãy cùng Biogency tìm hiểu xem nhé!

Giai đoạn mới thả nuôi tôm dễ bị chết, vì sao?

Tỷ lệ tôm chết trong giai đoạn mới thả nuôi

“Tôm mới thả đã chết như ngả rạ” là tiêu đề mà bà con gần đây hay đọc thấy. Tại giai đoạn mới thả nuôi là thời điểm tôm yếu nhất, các cơ quan mới hình thành, vì vậy mọi tác động đều ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của tôm. Tôm giống từ 10 – 15 ngày tuổi thả nuôi rất dễ chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 20% (tỷ lệ sống chỉ đạt khoảng 80%), gây tổn thất không nhỏ cho bà con nông dân.

Nhiều ao nuôi đã bị thiệt hại từ giai đoạn thả tôm, tháo cạn nước.

Hình 1. Nhiều ao nuôi đã bị thiệt hại từ giai đoạn thả tôm, tháo cạn nước.

Giai đoạn mới thả tôm dễ bị chết, vì sao? Cách khắc phục như thế nào?

– Tôm dễ bị chết do nhiễm bệnh từ các trại tôm giống:

Do con giống nguồn chưa sạch bệnh, tôm từ trại tôm giống chưa đảm bảo được về sức khỏe vì vậy thả nuôi vài ngày đầu tôm sẽ không chống chọi được.

Lựa chọn con giống kĩ càng, tôm khỏe để bước đầu thả giống thành công.

Hình 2. Tôm dễ bị chết do nhiễm bệnh từ các trại tôm giống, do đó, bà con cần lựa chọn con giống kĩ càng, tôm khỏe để bước đầu thả giống thành công.

Cách khắc phục: Bà con nên lựa chọn tôm giống tại các trại tôm uy tín, lâu năm và kiểm tra chất lượng kĩ càng.

– Tôm nhỏ, khả năng chống chọi với thời tiết thấp:

Do giai đoạn mới thả tôm còn nhỏ, khả năng chống chịu với sự biến đổi môi trường chưa tốt nên tôm dễ bị chết.

Cách khắc phục: Để có được điều kiện môi trường nước thuận lợi và ít biến động cho tôm, bà con cần:

  • Trong giai đoạn đầu khi thả giống nên gây màu nước giúp ổn định nước ao, môi trường ao nuôi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm là việc làm rất quan trọng, giúp tôm phát triển tốt hơn.
  • Để tránh việc tôm nhỏ quá đưa ra ao thì một số nơi dùng phương pháp ương tôm giống trước khi thả nuôi, tôm post sẽ được thả ương nuôi trước ở giai đoạn ương vèo, sau đó mới được chuyển sang nuôi ở giai đoạn nuôi thương phẩm.

– Tôm dễ bị chết do chế độ cho ăn chưa hợp lý:

Đối với tôm mới thả, việc cho ăn theo đúng quy tắc là vô cùng quan trọng.

Cách khắc phục: Cần phải tuân thủ quy tắc chung về chất, lượng, địa điểm, thời gian:.

  • Khi tôm thả 7 – 10 ngày, cho tôm ăn cách bờ 2 – 4 m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao.
  • Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư. Sàng đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 – 2 m, sau cánh quạt nước 12 – 15 cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000 m2 đặt một sàng.
  • Sau 15 ngày, có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khoẻ cho tôm.
  • Tôm mới thả có thể cho ăn 5 – 6 lần/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Lượng thức ăn mỗi lần có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tuỳ thuộc điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng men vi sinh hay không…).

– Một số nguyên nhân khác khiến tôm dễ bị chết giai đoạn mới thả nuôi:

  • Do người đứng nuôi chăm sóc và quản lý chưa đúng cách: Chế độ chăm sóc và quyết định của người nuôi cũng là yếu tố cho một khởi đầu tốt. Vì vậy nên tham khảo những dòng sản phẩm cũng như phương pháp phù hợp với ao nuôi và tình hình của địa phương.
  • Mầm bệnh cũ còn sót lại: Cải tạo ao không kĩ lưỡng là mối nguy hại cho những vụ sau, mầm bệnh tiềm ẩn gây nên hiện tượng tôm chết sớm, mới thả nuôi đã tôm đã có biểu hiện bệnh.
  • Thay nước quá sớm: Phương pháp thay nước được sử dụng để làm sạch môi trường nước nhưng nếu thay nước quá sớm sẽ làm tôm non bị sốc, chưa thích nghi môi trường. Bà con nên cân nhắc về phương pháp thay nước quá sớm và dày đặc tránh nguy cơ nguồn nước cấp nhiễm khí độc và mầm bệnh.
  • Thời tiết cũng là một yếu tố khó tránh khỏi gây nên chết tôm tại giai đoạn mới thả nuôi: Bà con nên theo dõi tình hình thực tế và cập nhật dự báo thường xuyên để có thể dời lịch thả tôm khi thời tiết quá ảnh hưởng.

Trên đây là thông tin về một số phương pháp tránh việc tôm dễ bị chết khi vừa mới thả nuôi, hy vọng giúp ích được cho bà con. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Vibrio Alginolyticus và Vibrio Vulnificus gây bệnh trên tôm như thế nào?