Khi nào cần thay nước ao nuôi tôm? Các nguyên tắc khi thay nước cần lưu ý

Chất lượng nước là một yếu tố vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng. Chất lượng nước quyết định hiệu quả thức ăn, tốc độ sinh trưởng và sự sống của tôm. Người nuôi tôm thường nói “Nuôi tôm là nuôi nước”. Chính vì vậy mà “thói quen” thay nước nhiều khi nuôi tôm cũng thường xảy ra. Thế nhưng thay nước ao nuôi tôm nhiều có tốt không? Khi nào cần thay nước? Các nguyên tắc khi thay nước là gì? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khi nào cần thay nước ao nuôi tôm? Các nguyên tắc khi thay nước cần lưu ý

Khi nào cần thay nước ao nuôi tôm?

Rất nhiều bà con thường xuyên thay nước ao nuôi tôm. Tuy nhiên, nếu không biết các thời điểm cần thiết phải thay nước sẽ ảnh hưởng đến tính chất cũng như môi trường nước ao nuôi. Vì vậy, bà con chỉ nên tiến hành thay nước ao nuôi tôm khi môi trường nước ao nuôi kém, biểu hiện qua việc:

  • Nước ao đục, do ao nuôi chứa nhiều phèn, chất thải. phân tôm, xác tôm,…
  • Ao nuôi nhiều tảo, lượng tảo dày đặc sẽ cản trở oxy của tôm, làm tôm chậm sinh trưởng, phát triển kém.
  • Nồng độ NH3, NO2, H2S trong ao nuôi vượt ngưỡng cho phép. Tôm xuất hiện tình trạng bơi lờ đờ, tấp mé bờ và chết rải rác.

Nước ao nuôi tôm bị đục, dấu hiệu của môi trường nước nuôi tôm kém hiệu quả, cần phải thay nước.

Hình 1. Nước ao nuôi tôm bị đục, dấu hiệu của môi trường nước nuôi tôm kém hiệu quả, cần phải thay nước.

Các nguyên tắc khi thay nước ao nuôi tôm bà con cần lưu ý

– Trước khi thay nước ao nuôi tôm:

Việc thay nước ao nuôi tôm nếu không xử lý kỹ lưỡng nguồn nước đầu vào sẽ đưa các mầm bệnh cũng như vi sinh vật có hại vào ao nuôi.

Vì thế, trước khi thay nước, bà con nên tiến hành xử lý kỹ lưỡng nguồn nước để bảo đảm an toàn cho tôm. Cụ thể như sau:

  • Nguồn nước được cấp vào ao phải xử lý và được lọc qua tấm lưới nhỏ. Nước được đưa vào bể lắng.
  • Sau đó bà con dùng Chlorine (một hợp chất của Clo, mang tính oxi hóa và sát khuẩn cực mạnh, mục đích là để khử trùng và tẩy trắng).
  • Đồng thời, bà con cho chạy quạt nước mạnh để hòa tan được hết lượng Clo dư còn tồn đọng lại.

Đánh giá lượng nước cần thay trong ao nuôi tôm tùy theo từng trường hợp cụ thể:

Dựa vào mức độ ô nhiễm mà bà con có thể thay nước 10%, 20%, 30%, 50% và có thể là 80% lượng nước. Quá trình thay nước ao nuôi tôm là quá trình xả bớt một phần nước trong ao để đưa nước sạch vào ao, pha loãng giúp giảm bớt chất độc, chất ô nhiễm.

Để đảm bảo cho tôm phát triển khỏe mạnh, khi thay nước ao nuôi tôm bà con nên tuân theo một số nguyên tắc sau:

+ Chỉ thay nước trong trường hợp nước trong ao bị cạn hoặc cần điều chỉnh dựa trên các yếu tố môi trường và tính chất đáy ao.

+ Nên thay nước sau 30 – 40 ngày nuôi vì lúc này tôm đã đủ lớn và để chất lượng nước ổn định. Nên cấp thêm 10 – 20% lượng nước để ổn định môi trường nước. Lượng nước nên được thay đổi khoảng 10 – 30%, tỷ lệ này sẽ tăng dần khi lượng thức ăn tăng lên.

+ Sau khoảng 2 tháng thả nuôi, nên kiểm tra phần đáy ao nuôi và kiểm tra chất lượng nước ở phần đáy và khu vực thường xuyên cho tôm ăn để xác định tỷ lệ nước thay:

  • Nếu lớp bùn đáy có màu nâu hoặc có lớp đất mỏng màu nâu trên bề mặt, đồng nghĩa với việc lớp bùn đáy chưa tốt, có thể thay nước 15 – 20% trong ao.
  • Nếu nước trong ao có màu đen và nhiều tảo thì bà con nên sử dụng các biện pháp sinh học (tránh sử dụng các biện pháp hóa học) để loại bỏ tảo đáy, kết hợp thay nước 15 – 20% và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
  • Nếu lớp bùn đáy có màu đen, bà con nên sử dụng men vi sinh để xử lý lớp bùn đáy, giảm lượng thức ăn 10% (trong 2 ngày). Có thể kết hợp thay nước 15-20% và cho chạy quạt nước dưới đáy ao.
  • Nếu tảo phát triển mạnh khiến màu nước thay đổi, pH trong ao dao động > 0.5 trong ngày, cần thay 30% lượng nước bằng nguồn nước chất lượng cao đã qua xử lý.
  • Nếu nước trong ao bị đục do đất sét (thường là sau một trận mưa lớn), bà con có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng vôi Dolomite pha loãng nước ao nuôi (liều lượng 5 – 7kg/1000m2) sau đó tạt đều lên bề mặt ao nuôi và bờ ao, ngoài ra có thể kết hợp thay nước 10 – 15%.

+ Dựa vào độ trong của nước để quyết định tỷ lệ nước cần thay trong ao nuôi tôm:

  • Khi độ trong < 20 – 25 cm: Màu nước có màu xanh đậm, nên thay một ít nước trong ao khoảng 10 – 20% kết hợp với bón vôi đen liều lượng 7 – 10kg/1000m2 vào buổi sáng lúc trời mát.
  • Độ trong > 50 cm thì phải thay 10 – 15% lượng nước ao, bổ sung muối và các chất dinh dưỡng để tảo phát triển, sau đó bón lót phân cho ao.

– Trong quá trình thay nước ao nuôi tôm:

  • Không nên thay nước quá nhanh và nhiều, quá trình thay nước nên được diễn ra từ từ tránh làm xáo trộn đến tôm.
  • Nên kiểm tra các thông số trong ao nuôi mỗi ngày như: Nồng độ DO (oxy hòa tan), độ mặn, độ trong, nhiệt độ,… điều này giúp bà con có những đánh giá đúng để điều chỉnh phương án thay nước cho ao nuôi tôm cho phù hợp.
  • Các thông số như: NH3, NO2, H2S nên được kiểm tra 3 – 5 ngày/lần để đảm bảo với quy định thả nuôi.
  • Sau khi thay nước ao nuôi tôm cần kiểm tra và cân bằng lại nước trong ao như: pH, độ kiềm,…
  • Cho chạy quạt nước hết công suất để tăng tỷ lệ trao đổi nước, trong trường hợp nếu nồng độ NO2 và khí NH3 lên cao thì việc chạy quạt nước giúp giảm nồng độ khí Amoniac về mức độ an toàn.

Tăng cường cho chạy quạt nước giúp giảm nồng độ khí Amoniac về mức độ an toàn.

Hình 2. Tăng cường cho chạy quạt nước giúp giảm nồng độ khí Amoniac về mức độ an toàn.

Những rủi ro có thể xảy ra khi thay nước ao nuôi tôm nhiều và giải pháp khắc phục

– Những rủi ro có thể xảy ra khi thay nước ao nuôi tôm nhiều:

Đa số bà con đã quen với việc nuôi tôm theo mô hình cũ là thay nước nhiều. Nhưng ít bà con biết được những rủi ro phải hứng chịu trong quá trình thay nước, cụ thể là:

  • Mầm bệnh vào ao do nước ở nguồn cấp bị ô nhiễm: Hiện nay người nuôi tôm hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm bài bản, nước nuôi tôm sau mỗi mùa vụ hoặc sau mỗi lần thay nước đều xả trực tiếp vào các nguồn nước ao, hồ, kênh rạch, làm môi trường xung quanh khu vực nuôi tôm đều bị ô nhiễm, khi lấy lại nguồn nước đó vào ao sẽ đem theo mầm bệnh vào ao nuôi tôm.
  • Không đủ nước để thay: Với tình hình nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm nước ngày càng tăng, việc thiếu nước sạch để cấp vào ao tôm là điều không thể tránh khỏi. Việc này còn nghiêm trọng hơn nếu tần suất và tỷ lệ thay nước cao, thay nước thường xuyên.
  • Tốn kém chi phí xử lý nước đầu vào: Với thực trạng nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm nói trên, việc thay nước thường xuyên sẽ khiến bà con tốn một khoản chi phí lớn để xử lý nguồn nước nếu muốn có được nguồn nước sạch vào ao, chi phí đầu tư gia tăng cũng sẽ đồng nghĩa với việc làm giảm đi lợi nhuận cuối vụ.

– Giải pháp khắc phục và giảm tần suất thay nước ao nuôi tôm:

Để hạn chế tần suất thay nước và lượng nước thay, đồng thời giảm thiểu được những rủi ro từ việc thay nước trong quá trình nuôi tôm, bà con nên tiến hành bổ sung men vi sinh vào ao để làm sạch nước, ổn định môi trường nước ao nuôi, cân bằng hệ sinh thái.

Sử dụng quy trình Microbe-Lift giúp hạn chế tần suất thay nước ao nuôi tôm và lượng nước thải: Tần suất thay nước chỉ 5 – 7 ngày/lần, mỗi lần chỉ thay nước 20 – 30%. Bà con có thể tham khảo theo quy trình sau:

  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chứa 2 chủng NitrosomonasNitrobacter “chuyên trị” khí độc NH3/NO2 ao nuôi tôm. Chỉ sử dụng với liều lượng thấp 100ml/lần/ao 1000m3. Tần suất sử dụng 3 ngày/lần.
  • Men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift AQUA C giúp làm sạch nước, phân hủy chất bẩn từ thức ăn dư thừa, phân tôm, tảo tàn,… tạo môi trường tốt cho tôm phát triển, giúp tôm tăng sức đề kháng,… Liều lượng sử dụng là 100ml/lần/ao 1000 m3, tạt 3 ngày liên tục. Tần suất sử dụng là 3 ngày/lần.
  • Đối với bà con nuôi ao bạt, bà con có thể tham khảo men vi sinh xử lý đáy Microbe-Lift AQUA SA giúp bạt không bị đóng nhớt, xi phông không có mùi hôi và không bị đen, sử dụng 3 ngày/lần, mỗi lần sử dụng 100ml cho ao 1000 m3.
  • Men vi sinh Microbe-Lift DFM, vi sinh bổ sung đường ruột cho tôm, với thức ăn tôm liều lượng 0,5 – 1g/1kg thức ăn.

Quy trình nuôi tôm với men vi sinh Microbe-Lift giúp giảm thiểu tần suất thay nước và lượng nước thay.

Hình 3. Quy trình nuôi tôm với men vi sinh Microbe-Lift giúp giảm thiểu tần suất thay nước và lượng nước thay.

Lưu ý: Khi sử dụng men vi sinh Microbe-Lift bà con hạn chế thay nước ao nuôi tôm (chỉ cấp bù nước si phông), hạn chế diệt khuẩn. Nếu diệt khuẩn bà con nên đánh vi sinh liều gấp đôi ngay sau khi diệt khuẩn 48 giờ. Đảm bảo độ kiềm từ 150-180 mg/l, oxy > 4 mg/l.

Kết luận, có thể nói việc thay nước ao nuôi tôm rất quan trọng, giúp ao nuôi tăng độ trong của nước, cung cấp độ mặn, tăng lượng oxy, giúp điều chỉnh độc tố,… Nhưng ngày nay, khi sử dụng men vi sinh bà con có thể hạn chế thay nước nhưng vẫn đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh. Việc hạn chế thay nước giúp bà con tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Mọi thắc mắc liên hệ ngay với Biogency theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

>>> Xem thêm: Cách gây màu nước ao tôm đúng chuẩn để tôm nuôi đạt chất lượng