Giải pháp xử lý nước thải nhà máy tinh bột với công suất 1800m3/ngày

Nước thải tinh bột sắn là một trong những loại nước thải có tính chất ô nhiễm cao, khó xử lý. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đưa bạn đến với một hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn ở tỉnh Tây Ninh, hệ thống có công suất lên đến 1800 m3/ngày đêm.

Giải pháp xử lý nước thải nhà máy tinh bột với công suất 1800m3/ngày
Giải pháp xử lý nước thải nhà máy tinh bột với công suất 1800m3/ngày

Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột công suất 1800m3/ngày

– Sơ đồ công nghệ:

Một hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn với công suất 1800 m3/ngày đêm tại Tây Ninh áp dụng công nghệ xử lý chính là “công nghệ sinh học” với 2 hầm Biogas để xử lý chất ô nhiễm và thu hồi khí sinh học để tái sử dụng cho nhà máy. Sơ đồ công nghệ cụ thể của hệ thống được biểu diễn qua hình dưới đây:

Sơ đồ quy trình công nghệ sinh học xử lý nước thải tinh bột.
Sơ đồ quy trình công nghệ sinh học xử lý nước thải tinh bột.

– Kết quả phân tích mẫu nước thải:

Trước khi Biogency đưa ra phương án xử lý cho hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn cho dự án này, đội ngũ kỹ thuật của Biogency đã tiến hành đến tận nơi để khảo sát hệ thống và kiểm tra các thông số ô nhiễm đang bị vượt. Kết quả như sau:

STT Thông số Đơn vị Kết quả
Phương pháp thử Đầu vào

hệ thống xử lý nước thải

Đầu ra

Bể lắng

1 COD mg/l Hach Method
8000
792 210
2 Amonia mg/l Hach Method
10031
95 25
3 Nitơ Tổng mg/l Hach Method
10072
128 32

Một số hình ảnh thu được trong quá trình khảo sát và phân tích nước thải tại hệ thống:

Giải pháp xử lý nước thải nhà máy tinh bột (1800m3/ngày) Giải pháp xử lý nước thải nhà máy tinh bột (1800m3/ngày)
SV30 bể hiếu khí. DO bể hiếu khí.

– Nhận xét hiện trạng:

  • Qua phần hình ảnh và kết quả phân tích mẫu có thể dễ nhận thấy rằng bể hiếu khí hầu như không có bùn hoạt tính, chủ yếu là cặn lơ lửng, nước không trong
  • DO bể hiếu khí rất thấp.
  • Hiệu suất xử lý COD = 73%, Amonia = 73%, tổng Nitơ = 75%.

Yêu cầu cần xử lý

Trước hiện trạng hệ thống không đạt các chỉ tiêu xả thải liên quan đến COD, Amonia và tổng Nitơ, Ban quản lý hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột đã đặt ra yêu cầu cho Biogency để xử lý nước thải đạt chuẩn như sau:

  • Nuôi cấy vi sinh trong bể hiếu khí hệ thống xử lý nước thải.
  • Tăng và ổn định mật độ bùn vi sinh trong bể hiếu khí SV30 = 20 – 30%.
  • Cải thiện hiệu suất xử lý COD, Tổng Nitơ, Amonia.

Phương án của Biogency để xử lý nước thải nhà máy tinh bột công suất 1800m3 đạt chuẩn đầu ra

Sau khi khảo sát và xác định chính xác hiện trạng của hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột, Biogency đưa ra 2 việc làm cần thực hiện để khôi phục hệ thống xử lý nước thải tại đây và xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm đang bị vượt để nước thải đầu ra đạt chuẩn. Đó là:

1. Bổ sung bùn nền

Nạp bùn hoạt tính cho bể hiếu khí (bùn dạng lỏng, SV30 > 90%) với lượng bùn nạp vào là 600 m3 (≈10% thể tích bể).

2. Tăng và ổn định mật độ bùn trong bể sinh học

Sản phẩm lựa chọn sử dụng: Microbe-Lift IND

Lý do lựa chọn:

  • Mật độ vi sinh cao và thích nghi nước thải tốt.
  • Giúp tăng lượng MLVSS trong bể.
  • Giúp bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.
  • Phân hủy chất hữu cơ làm giảm BOD, COD, TSS.
  • Tăng cường hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải.
Giải pháp xử lý nước thải nhà máy tinh bột (1800m3/ngày)
Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp tăng và ổn định mật độ bùn trong bể sinh học hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột.

Liều lượng sử dụng:

TT Thời gian Bể Hiếu khí
Microbe-Lift IND
THÁNG ĐẦU TIÊN
1 Ngày 1 & 2 2 gallon/ngày x 2 ngày
2 Ngày 3 đến ngày 7 1.5 gallon/ngày x 5 ngày
3 Ngày 8 đến ngày 30 0.5 gallon/ngày x 23 ngày
Tổng liều lượng ban đầu ≈ 23 gallon
THÁNG DUY TRÌ
Liều lượng/ ngày 0.3 gallon/ ngày
Tổng liều lượng duy trì ≈ 9 gallon

Ghi chú:

  • 1 can vi sinh = 01 gallon (đơn vị Mỹ) = 3785 ml.
  • Lắc đều và bổ sung vi sinh vào bể hiếu khí theo liều lượng chỉ dẫn, bổ sung 1 lần/ngày.
  • Thời gian ban đầu nuôi cấy, sẽ có bọt trắng nổi trên bề mặt hiếu khí. Hiện tượng này sẽ mất đi sau 02 tuần khởi động.

Điều kiện tối ưu để vi sinh hoạt động:

TT Điều kiện Bể hiếu khí
1 Nồng độ oxy hòa tan DO ≥ 2.5 mg/l
2 Độ pH 7.0 – 8.5.
3 Nhiệt độ 20 – 36℃.
4 C:N:P 100:5:1

Hiệu suất mong đợi:

  • Nước trong, bông bùn to và lắng nhanh sau 02 tuần.
  • Mật độ bùn vi sinh trong bể hiếu khí SV30 = 20 – 30% sau 04 tuần.
  • BOD, COD, TSS đạt chuẩn sau 04 tuần.
  • Sử dụng liều duy trì tháng thứ 2 để ổn định mật độ vi sinh trong bể và duy trì hiệu suất xử lý.

Tùy vào từng công suất, thể tích và hiệu suất thực tế của nhà máy mà Biogency sẽ lên từng phương án khác nhau để đạt được hiệu quả và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Để hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng về phương án xử lý nước thải nhà máy tinh bột, hãy liên hệ đến số hotline của BIOGENCY 0909 538 514. Rất mong được phục vụ và đồng hành cùng Quý nhà máy trong suốt mùa vụ!

>>> Xem thêm: Tăng hiệu suất xử lý hầm Biogas nước thải chế biến tinh bột mì, lợi ích và cách thực hiện