Giảm kết tủa cặn MAP trong nước thải chăn nuôi

Quá trình xử lý amoni trong nước thải chăn nuôi có sinh ra kết tủa cặn MAP làm giảm thể tích hữu dụng của bể. Nhiều nhà vận hành không khỏi băn khoăn về cách giảm thiểu sự tích tụ kết tủa cặn MAP cặn này? Cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Giảm kết tủa cặn MAP trong nước thải chăn nuôi

Kết tủa cặn MAP là gì? Phát sinh từ đâu?

MAP là viết tắt của Magnesium Ammonium Phosphate (MgNH4PO4· 6H2O), là một khoáng chất kết tinh vô cơ màu trắng kết tủa ở những nơi có sự nhiễu loạn gia tăng như máy bơm, thiết bị sục khí,… Kết tủa MAP là hiện tượng thường xuất hiện trong quá trình xử lý amoni trong nước thải.

Mg2+  + PO43- + NH4+ + 6H2O → MgNH4PO4.6H2O

Giảm kết tủa cặn MAP trong nước thải chăn nuôi
Kết tủa cặn MAP.

Kết tủa amoni bằng MAP được nghiên cứu nhằm thực hiện cho các loại chất thải khác nhau như nước thải thuộc da của ngành công nghiệp da và trong các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, từ các nhà máy than cốc và các trang trại chăn nuôi, bùn thải rượu và nước rỉ của bãi rác,…

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp hóa học kết tủa amoni bằng MAP sẽ tạo cặn kết tủa. Vì vậy hiện tại phương pháp này ít được sử dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi do quá trình tạo cặn sẽ làm giảm thể tích hữu dụng của bể xử lý.

Hạn chế phát sinh kết tủa cặn MAP trong xử lý nước thải chăn nuôi nhờ công nghệ sinh học

Nhiều nhà vận hành không khỏi băn khoăn về cách giảm thiểu quá trình tạo cặn kết tủa cặn MAP. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì hiện tại chưa có phương án để giảm thiểu, nhà vận hành chỉ có thể thực hiện bơm xả bỏ cặn kết tủa này khi thể tích hữu dụng của bể xử lý bị giảm.

Về phương án phòng, nhà vận hành có thể áp dụng công nghệ sinh học để hạn chế phát sinh kết tủa cặn MAP. Đây cũng là phương pháp cho hiệu quả bền vững, thân thiện với môi trường nhất hiện nay.

Giảm kết tủa cặn MAP trong nước thải chăn nuôi
Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học xử lý nước thải ngày được ưa chuộng, đặc biệt trong ngành chăn nuôi, phương pháp này mang nhiều lợi ích vượt trội, trong đó bao gồm hạn chế phát sinh kết tủa cặn MAP.

Dưới đây là sơ đồ cụ thể của quá trình xử lý nước thải chăn nuôi heo áp dụng công nghệ sinh học:

Giảm kết tủa cặn MAP trong nước thải chăn nuôi

Các công trình chính trong quy trình xử lý nước thải chăn nuôi

– Hầm Biogas:

Hầm Biogas dựa trên nguyên lý hoạt động của vi sinh vật kỵ khí, phân hủy chất hữu cơ biến thành năng lượng hoạt động và khí Metan trong điều kiện không có oxy. Khí sinh học Biogas sinh ra bao gồm hỗn hợp khí CH4 (Metan), Hydrosunfur (H2S), NOx, CO2…..

Giảm kết tủa cặn MAP trong nước thải chăn nuôi
Hầm Biogas.

– Bể điều hòa:

Vai trò điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ổn định trước khi đưa vào các công trình sau, tránh tình trạng vi sinh bị sốc tải. Bên cạnh đó, bể điều hòa lưu lượng và nồng độ giúp cho các quá trình sử dụng hóa chất cũng như chế độ hoạt động của các thiết bị cơ khí như bơm, máy thổi khí được duy trì một cách ổn định.

– Bể Anoxic:

Bể Anoxic được sử dụng nhằm khử Nitơ. Lượng Nitrate này được tuần hoàn từ lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng và lượng nước thải từ Bể Aerotank. Nước thải sau khi khử Nitơ sẽ tiếp tục tự chảy vào bể hiếu khí kết hợp Nitrate hóa.

– Bể Aerotank:

Vai trò giảm nồng độ các chất hữu cơ thông qua hoạt động của vi sinh tự dưỡng hiếu khí. Đồng thời Thực hiện quá trình Nitrate hóa nhằm tạo ra lượng Nitrate cho hệ thống thiếu khí phía trước thông qua nhóm vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter.

– Bể lắng:

Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này sẽ được bơm bùn tuần hoàn về bể Anoxic nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn nhằm làm giảm độ ẩm của bùn thải. Phần bùn dư sẽ được hút định kỳ đổ bỏ nơi quy định, phần nước tách pha được dẫn về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Sau lắng, nước thải sẽ được đưa qua hồ sinh học. Hồ sinh học sẽ phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ còn lại trong nước thải bằng phương pháp tự nhiên như ao hồ. Công trình hồ sinh học tương tự như hồ thủy sinh.

– Bể khử trùng:

Cuối cùng là 2 bể bể khử trùng và bể lọc áp lực, nhằm loại bỏ các vi sinh vật và các chất cặn lắng còn sót lại trong nước thải.

Để tăng hiệu suất cho quá trình xử lý nước thải chăn nuôi nói chung nhà vận hành nên bổ sung men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS – sản phẩm chứa các chủng có khả năng phân hủy sinh học trong bể kỵ khí vượt trội gấp 5-10 lần vi sinh thường như chủng Clostridium, Pseudomonas, Desulfovibrio,… làm tăng hiệu suất xử lý ô nhiễm, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn, giảm chi phí sử dụng điện năng, chi phí vận hành và nhân công. Đồng thời cho lượng khí sinh học tăng từ 30-50%.

Giảm kết tủa cặn MAP trong nước thải chăn nuôi
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS hiệu quả trong việc tăng hiệu suất xử lý nước thải chăn nuôi.

Hiện tại, các dòng men vi sinh từ thương hiệu Microbe-Lift được phân phối tại BIOGENCY, thương hiệu hàng đầu về giải pháp xử lý nước thải hiện nay. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm, giàu kinh nghiệm trong các hệ thống xử lý nước thải khác nhau sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn trong suốt quá trình sử dụng và vận hành hệ thống.

Để được tư vấn chi tiết hơn cách giảm kết tủa cặn MAP, liên hệ ngay với BIOGENCY theo HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi đang mang lại hiệu quả cao

Để lại một bình luận