Mặc dù vụ Thu – Đông nuôi tôm sẽ gặp thời tiết khắc nghiệt, trời mưa lạnh, nhiệt độ giảm, nuôi khó nhưng lợi nhuận mang lại khi thu hoạch lại lớn nên một số địa phương và bà con vẫn chọn thả tôm nuôi trong vụ Thu – Đông. Tuy nhiên, làm thế nào để hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm khi nuôi trong giai đoạn này?
Tổng quan về nhu cầu nuôi tôm vụ Thu – Đông ở Việt Nam
Vụ Thu – Đông tại nước ta rơi vào Tháng 9 kéo dài đến Tháng 2 năm sau (tùy năm), thường được gọi là vụ Đông hay nuôi tôm trái vụ. Lịch thả giống được khuyến cáo từ Tháng 9 đến hết Tháng 11 dương lịch (áp dụng đối với vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm vụ Đông). Lịch thu hoạch của vụ này cũng thường được tính toán thu trước Tết để đảm bảo giá bán ở mức cao nhất, nhu cầu thu mua nhiều.
Thời gian nuôi trong giai đoạn giao mùa và hay mưa, các yếu tố môi trường dễ biến động, đồng thời dịch bệnh trên tôm nước lợ đang xuất hiện khá nhiều trong cả nước, nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, EHP, cuối năm mưa nhiều thường xuất hiện dịch đỏ thân trên tôm thẻ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với vụ nuôi Thu – Đông, bà con còn thường xuyên phải đối mặt với mưa lũ bất thường, ngành chuyên môn khuyến cáo chỉ nên nuôi quy mô ở các vùng tránh được lũ, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ, hệ thống ao đầm (Theo chi cục Thủy sản Hà Tĩnh).
Thời tiết mưa trong vụ Thu – Đông ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
Mưa đã gây ra nhiều ảnh hưởng cho môi trường nuôi như:
– Các chỉ số môi trường thay đổi:
Các yếu tố môi trường nước rất nhạy cảm với thời tiết không riêng ngày mưa, lạnh. Tất cả các yếu tố bao gồm pH, oxy hòa tan, độ kiềm, độ cứng, độ trong hay quản lý các chỉ số khí độc NH3/NO2… đều cần được bà con chú trọng hàng đầu khi nuôi tôm. Có câu nuôi tôm là nuôi nước, bà con cần theo dõi và kiểm tra nước 2 lần/ngày để xử lý các chỉ số này, đảm bảo chúng ở ngưỡng phù hợp.
– Nhiệt độ nước giảm:
Trời mưa trong vụ Thu – Đông thường kèm với thời tiết lạnh sẽ làm nhiệt độ nước ao giảm xuống thấp hơn mức độ ưa thích của tôm, nếu nhiệt độ< 20 độ C khiến tôm ngừng sinh trưởng, giảm ăn, bắt mồi kém từ đó chậm lớn, tăng hệ số thức ăn.
Nhiệt độ xuống thấp còn khiến cho độ pH, độ mặn, kiềm thay đổi, trong khi tôm lại ăn kém, sức đề kháng yếu nên lúc lột xác dễ bị mềm vỏ và chết.
– Nấm chân chó (nấm đồng tiền) bùng phát:
Vào những ngày mưa dẫn đến sụp tảo, nhiều chất hữu cơ trong ao, cộng với độ mặn cao, hay thời tiết giao mùa, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi để nấm đồng tiền phát triển, loài này còn bám đầy trên bạt, quạt nước, phao và các dụng cụ nuôi.
>>> Xem thêm: Nấm chân chó trong ao tôm xử lý bằng cách nào cho triệt để?
Phương án giúp hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm khi nuôi vụ Thu – Đông
Để hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm khi nuôi vụ Thu – Đông, bà con cần:
– Trước khi mưa:
- Đối với những ao nuôi gần đến kỳ thu hoạch thì nên thu tỉa một phần, thu tôm lớn trước khi mưa lũ về, còn những con chưa đủ kích cỡ thì đảm bảo môi trường và sức đề kháng để hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm, giúp tôm vượt qua biến động thời tiết. Cho tôm ăn thức ăn có đạm cao, bổ sung thêm Vitamin C, tinh chất tỏi để tăng đề kháng tôm.
- Kiểm tra, gia cố bờ ao, cống thoát nước. Rải vôi quanh bờ để chống phèn trôi xuống ao làm thay đổi pH. Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để khi gặp sự cố có thể xử lý liền.
– Tại thời điểm mưa nhiều:
- Tạm thời ngừng cho ăn trong giai đoạn mưa lũ. Đối với hình thức nuôi tôm trong nhà bạt vẫn cho ăn tuy nhiên, cần cắt giảm 30-50% lượng thức ăn so với bình thường.
- Phải có kế hoạch điều tiết nước. Trước khi mưa lớn cần lấy đầy nước mặn vào trong ao. Trong khi mưa cần tránh các hoạt động xáo trộn tầng nước để hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm.
– Sau khi mưa:
- Sau khi xảy ra mưa nhiều, cần xả bớt nước tầng mặt, giảm lượng nước trong ao, chạy quạt nước, sục khí để giảm sự phân tầng trong ao nuôi thâm canh, từ đó hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm. Đồng thời, bổ sung Vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn tăng sức đề kháng cho tôm.
- Xử lý lại môi trường nước bằng vi sinh, quản lý lại môi trường nước ao với các chỉ số và màu nước phù hợp.
Với kinh nghiệm nuôi và tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm tại nước ta thì nuôi tôm trái vụ vẫn được bà con đánh giá là hướng đi hiệu quả vì lợi nhuận kinh tế vụ mùa đem lại. Tuy nhiên cần lưu ý những ảnh hưởng của thời tiết Thu – Đông để có những hướng xử lý và nuôi thành công. Cần tư vấn thêm về những biện pháp giúp hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm, bà con hãy liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Xử lý sớm tình trạng tôm chết lai rai giai đoạn 60 – 90 ngày tuổi