Cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi như thế nào để tôm tăng trưởng tốt?

Quản lý thức ăn là một phần quan trọng trong cả quá trình nuôi tôm nhằm tránh gây nên những sự cố phát sinh từ thức ăn thừa hoặc thiếu. Quản lý thức ăn chia làm nhiều giai đoạn tương ứng với các giai đoạn tăng trưởng của tôm. Tại bài viết này, bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu cách cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi để tôm tăng trưởng một cách tốt nhất nhé!

Cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi như thế nào để tôm tăng trưởng tốt?

Một số nguồn thức ăn của tôm

Thức ăn của tôm được chia ra làm ba loại chính, theo nguồn gốc hình thành của nó, bao gồm:

  • Thức ăn tự nhiên, bao gồm các phiêu sinh vật (động vật và thực vật phù du), các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống trong nước…
  • Thức ăn tự chế được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có như ốc, cá tạp, phụ phẩm nông nghiệp.
  • Thức ăn công nghiệp cung cấp bởi các nhà sản xuất.

Tôm có thể ăn khá đa dạng các loại thức ăn khác nhau, nhưng để tôm tăng trưởng và phát triển tốt, về size lớn, việc quản lý các nguồn thức ăn chủ động (ví dụ như thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp) là rất quan trọng. Đặc biệt hơn, cách cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi sẽ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của tôm sau này.

Cách cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi để tôm phát triển tốt

Đối với tôm mới thả, việc cho ăn theo đúng quy tắc là vô cùng quan trọng. Cụ thể về cách thức cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi như sau:

– Nhu cầu dinh dưỡng và dạng thức ăn:

  • Khi tôm thả 7 – 10 ngày: Cho tôm ăn cách bờ 2 – 4m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao.
  • Ngày thứ 10 sau khi thả giống: Cho lượng ít thức ăn dạng hạt cỡ nhỏ vào nhá để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư. Nhá đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 – 2m, sau cánh quạt nước 12 -15cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000 m2 đặt một nhá.

Canh nhá tôm giúp điều chỉnh lượng thức ăn khi nuôi.

Hình 1. Canh nhá tôm giúp điều chỉnh lượng thức ăn khi nuôi.

  • Sau 15 ngày: Có thể sử dụng thêm các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp để tăng cường sức khỏe cho tôm.

– Lượng thức ăn:

  • Đối với tôm thẻ chân trắng, ngày đầu tiên cho 2,8 – 3 kg/100.000 giống.
  • Trong 10 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,4kg/100.000 giống.
  • Từ ngày thứ 10 đến 20, cứ 1 ngày tăng 0,5kg/100.000 giống.

– Số lần ăn:

  • Tôm mới thả có thể cho ăn 5 – 6 bữa/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Khi tôm được 30 ngày tuổi nên cho tôm ăn 4 bữa/ngày. Lượng thức ăn mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tùy thuộc điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất…)

Lưu ý: Trong giai đoạn tôm mới thả, không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ trộn với thức ăn để kích thích tôm bắt mồi, vì đây có thể là nguyên nhân truyền bệnh cho tôm.

Cung cấp men đường ruột hỗ trợ hệ tiêu hóa của tôm là điều cần thiết

Đường ruột là cơ quan rất quan trọng của tôm, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp tôm khỏe, lớn và tăng sức đề kháng. Để tôm có đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quyết định.

Hệ vi sinh đường ruột gồm nhiều vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn), giúp sản xuất ra các Enzyme như: Amylase, Protease, các Vitamin B, kích thích quá trình tiêu hóa, hỗ trợ phân giải thức ăn, giúp sự hấp thụ dinh dưỡng được dễ dàng. Ngoài ra, hệ vi sinh vật có lợi còn có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây gây bệnh đường ruột cho tôm phòng trị các bệnh đường ruột tôm, nhất là bệnh phân trắng.

Men vi sinh đường ruột tôm Microbe-Lift DFM là sản phẩm cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm, ứng dụng trong phòng ngừa bệnh phân trắng và bệnh đường ruột cho tôm.

Công dụng của men đường ruột Microbe-Lift DFM:

  • Phân giải thức ăn, giúp cho sự hấp thu dinh dưỡng diễn ra một cách dễ dàng hơn.
  • Giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất.
  • Tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho tôm, giúp ruột tôm to, đẹp, đồng đều, không đứt quãng.
  • Hạn chế bệnh đường ruột, bệnh phân trắng trên tôm.

Có thể bổ sung men đường ruột khi cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi để tăng khả năng tiêu hóa của tôm.

Hình 2. Có thể bổ sung men đường ruột khi cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi để tăng khả năng tiêu hóa của tôm.

Ưu điểm:

  • Chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột của tôm.
  • Thành phần nguyên chất nên liều lượng sử dụng thấp 100 gram sử dụng cho 100kg -200 kg thức ăn.
  • Bổ sung một lớn các vi sinh vật có lợi, ức chế được sự phát triển quá mức của hại khuẩn.
  • Cải thiện hệ miễn dịch của tôm.
  • Phòng trị các bệnh đường ruột tôm, nhất là bệnh phân trắng.
  • Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
  • Giảm mùi hôi của phân tôm 70% – 80%.

Bài viết trên Biogency đã giúp bà con hiểu rõ về cách cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi để làm tiền đề tốt cho tôm trong các giai đoạn tăng trưởng sau này. Hy vọng giúp ích được cho bà con. Nếu có khó khăn trong quá trình cho tôm ăn trong giai đoạn mới thả nuôi hoặc cần tư vấn thêm về Men đường ruột Microbe-Lift DFM, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con. Chúc bà con có những mùa vụ bội thu.

>>> Xem thêm: Bệnh đường ruột ở tôm, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết