Trong nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu nước và bảo vệ tôm tránh khỏi những tác động bên ngoài. Tảo còn giúp điều tiết môi trường nước và cung cấp oxy cho ao nuôi tôm. Tuy nhiên, trong ao luôn tồn tại các loại tảo có lợi và có hại. Tảo phát triển quá nhiều gây nên hiện tượng “nở hoa” trong nước. Hiện tượng tảo nở hoa này có đáng lo ngại hay không? Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Hiện tượng tảo nở hoa là gì?
Theo tiêu chuẩn của FAO, khi số lượng các tế bào của tảo vượt quá 100.000 tế bào/ml được gọi là hiện tượng “tảo nở hoa”. Hai loại tảo phổ biến nhất thường “nở hoa” trong ao tôm là tảo lam và tảo giáp. Tùy vào từng loại tảo và điều kiện dinh dưỡng khác nhau mà thời gian nở hoa cũng khác nhau. Hiện tượng nở hoa của tảo thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày.
Tảo nở hoa hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng lên đến hàng triệu tế bào/lít, có khoảng 10 – 100 tế bào vi tảo/ml. Khi các tế bào vi tảo lên đến 100.000 sẽ xuất hiện hiện tượng “nở hoa”.
Hình 1. Tảo “nở hoa” dày đặc, gây ô nhiễm nguồn nước ao nuôi.
Tảo nở hoa thường gây hại cho tôm. Khi nở hoa, tảo thường tiết độc tố, gây bệnh hoặc gây thiếu oxy cục bộ vào ban đêm làm chết tôm hàng loạt.
Tảo nở hoa xảy ra do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa trong ao nuôi tôm. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:
- Hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao cao: Ao nhiều chất dinh dưỡng do quá trình tích lũy chất thải trong ao, đặc biệt là Nitơ và Photpho (từ thức ăn dư thừa, phân tôm, nền đáy xi phông chưa sạch…) là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa.
- Thời tiết thất thường: Thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa đột ngột làm ảnh hưởng đến môi trường nước ao nuôi, gây ra hiện tượng tảo nở hoa. Nhiệt độ ấm là nhiệt độ lý tưởng để tảo phát triển.
- Quá trình phân hủy các chất mùn bã hữu cơ: Trong ao nuôi, đặc biệt là nền đáy ao nuôi chứa rất nhiều phân tôm, vỏ tôm lột, xác động vật, thức ăn dư thừa,… kết hợp với điều kiện yếm khí sinh ra các chất dinh dưỡng làm điều kiện cho tảo có hại phát triển mạnh, gây nên sự “nở hoa” trong nước của tảo.
Hình 2. Ví dụ về hiện tượng “tảo nở hoa” trong nước.
Tác hại khi xảy ra tảo nở hoa trong ao tôm
Tảo giáp và tảo lam thường có xu hướng phát triển mạnh từ tháng thứ 2 trở đi khi nuôi tôm. Khi tảo nở hoa trong ao tôm, sẽ mang đến những tác hại đáng kể mà bà con cần chú ý:
– Tảo nở hoa là nguyên nhân của nhiều loại bệnh xảy ra trên tôm:
- Bệnh tắc nghẽn đường ruột, phân lỏng hoặc đường ruột đứt khúc: Những loại tảo này thường có vách tế bào cứng, do đó nếu tôm ăn phải sẽ không tiêu hóa được, tảo tích tụ trong cơ thể tôm là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến đường ruột.
- Bệnh hoại tử gan: Sau khi tảo nở hoa trong ao sẽ rất nhanh xuất hiện hiện tượng tảo tàn, chúng sẽ chiếm lấy hết oxy trong ao và tiết ra độc tố làm tôm dễ nhiễm bệnh hoại tử gan.
– Gây nên hiện tượng tôm nổi đầu
Tảo thường phát triển mạnh vào buổi sáng sớm và buổi tối. Vào hai khoảng thời gian này trong này, tảo sẽ giành lấy nguồn oxy trong nước của tôm, tôm thiếu oxy sẽ bơi về phía bề mặt nước để hô hấp, gây nên hiện tượng tôm nổi đầu.
– Gây ra hiện tượng phát sáng trong nước:
Tảo phát triển nhiều làm nước bị phát sáng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tập tính sinh sống của tôm.
– Làm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi:
Khi mật độ tảo phát triển dày, sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, tảo sẽ tiết ra các chất bẩn làm nguy hại đến tôm và bà con nuôi tôm.
Hình 3. Tảo gây ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm.
Một số biện pháp kiểm soát việc tảo nở hoa khi nuôi tôm
Có rất nhiều biện pháp để phòng chống việc tảo nở hoa trong nước mà bà con cũng hay thường áp dụng. Dưới đây là một số cách cơ bản:
– Kiểm soát tảo bằng biện pháp vật lý:
Tảo cần điều kiện dinh dưỡng và ánh mặt trời để quang hợp, đây là điều kiện tiên quyết để tảo phát triển. Vấn đề thời tiết rất khó khắc phục triệt để nên hạ thấp nhất mức dinh dưỡng trong ao là điều bà con cần làm.
- Thay nước thường là phương pháp được bà con áp dụng nhiều nhất vì dễ thực hiện và chi phí lại thấp. Tuy nhiên, khi cấp nước mới vào ao, bà con cần lưu ý xử lý kỹ để tránh trường hợp tảo phát triển lại.
- Trước khi thả giống, bà con nên xử lý ao nuôi cẩn thận, tiêu diệt tảo ở lớp đất dưới đáy và xung quanh bờ ao nuôi, tranh lấy nước từ nguồn nước có tảo đang nở hoa.
– Kiểm soát tảo bằng biện pháp cơ học:
Thường bà con sẽ vớt hoặc kéo tảo ra khỏi ao, tăng cường sục khí để hàm lượng oxy cao sẽ có công dụng kích thích Photpho liên kết và được hấp thụ vào trong trầm tích của ao nuôi. Điều này ngăn không cho Photpho có sẵn trong nước để tảo dùng và tăng trưởng.
– Kiểm soát tảo bằng biện pháp hóa học:
Kiểm soát Phosphorous cũng là một biện pháp hạn chế dinh dưỡng của tảo. Phosphorous có khả năng bị bất hoạt hoặc loại bỏ độc tính bằng cách dùng các chất phụ gia hóa học chẳng hạn như phèn (Nhôm Sunfat kết hợp với Natri Aluminate theo tỷ lệ 2:1). Phèn chua cũng có thể được áp dụng trong nước để tạo thành chất kết tủa loại bỏ Photpho.
– Kiểm soát tảo bằng cách kết hợp nuôi cá rô phi:
Để xử lý tảo, bà con cũng có thể thả cá rô phi và ao tôm trong cùng 1 ao, cá rô phi thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy trong ao nuôi. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30-60% protein trong tảo, đặc biệt là tảo lam và tảo lục.
– Kiểm soát tảo bằng cách sử dụng men vi sinh:
Ngày nay trên thị trường đã có một số loại vi sinh giúp cắt tảo. Biogency khuyến khích bà con nên sử dụng men vi sinh để cắt tảo vì độ an toàn cao cho tôm và người sử dụng, ngoài ra sẽ không làm chết tảo hàng loạt gây ra hiện tượng sụp tảo nguy hiểm cho tôm. Bên cạnh đó, men vi sinh còn giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi cho ao nuôi, giúp tôm tăng sức đề kháng và cho năng suất tốt hơn.
Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift PBD chuyên cắt tảo của chúng tôi. Với công dụng giúp tiêu diệt tảo độc trong ao (tảo lam, tảo giáp, tảo mắt), phân hủy xác tảo tàn và làm sạch nước, bên cạnh đó sử dụng men vi sinh PBD còn giúp hạn chế sinh ra khí độc (NH3,NO2) trong ao nuôi tôm.
Hy vọng qua bài viết trên, Biogency có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về tảo và cách phòng ngừa tảo nở hoa. Mọi thắc mắc bà con hãy liên hệ ngay theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.
>>> Xem thêm: Lớp bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc xử lý bằng cách nào?