Hiện tượng tôm bị mềm vỏ kéo dài – mối lo ngại nghiêm trọng cho bà con

Tôm bị mềm vỏ kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm, thậm chí bà con có nguy cơ mất trắng vụ tôm. Do đó, với bà con nuôi tôm, hiện tượng tôm mềm vỏ là một trong số những mối lo ngại hàng đầu. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng này qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng tôm bị mềm vỏ kéo dài - mối lo ngại nghiêm trọng cho bà con

Tôm bị mềm vỏ là hiện tượng gì?

Tôm bị mềm vỏ là hiện tượng tôm lâu cứng vỏ, vỏ mềm, mỏng, có dấu hiệu nhăn nheo, gồ ghề, gợn sóng kéo dài một vài tuần khiến tôm yếu ớt, chậm lớn, dạt bờ và có thể chết rải rác.

Tôm bị mềm vỏ.
Tôm bị mềm vỏ.

Hiện tượng tôm bị mềm vỏ thường xuất hiện nhất là đối với các mô hình nuôi tôm mật độ cao như siêu thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao. Tình trạng này không gây thiệt hại nặng nhưng gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của tôm. Đặc biệt khi tôm mềm vỏ kéo dài nếu không xử lý, nguy cơ mất trắng vụ mùa tôm vô cùng cao.

Nguyên nhân khiến tôm bị mềm vỏ kéo dài

Có nhiều nguyên nhân khiến tôm bị mềm vỏ, tùy thuộc vào nguồn nước, môi trường ao nuôi cũng như nguồn dinh dưỡng. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây mềm vỏ ở tôm:

– Tôm thiếu dinh dưỡng:

Lý do đầu tiên bà con cần xem xét là yếu tố dinh dưỡng. Khi tôm thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo vỏ, cụ thể là đạm và khoáng chất (canxi magie, kali, natri,…) tôm sẽ rất dễ bị bệnh mềm vỏ.

Đối với các mô hình nuôi tôm mật độ cao, tôm cạnh tranh dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng là điều thường thấy. Do đó giai đoạn tôm lột vỏ bà con cần đặc biệt chú ý đến tỷ lệ khoáng chất, ví dụ tỷ lệ Ca:Mg là 1:2 hoặc 1:3.

Tôm giai đoạn lột vỏ cần rất nhiều khoáng.
Tôm giai đoạn lột vỏ cần rất nhiều khoáng.

– Mầm bệnh trong ao:

Ở giai đoạn lột vỏ tôm rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và các mầm bệnh. Do đó, nếu lúc này ao chứa nhiều mầm bệnh, tảo độc, khí độc,… sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tôm yếu bỏ ăn, suy giảm khả năng tạo và lột vỏ của tôm.

– Độ mặn, độ kiềm quá thấp:

Để tôm tạo vỏ và lột vỏ thuận lợi thì các chỉ tiêu môi trường đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là độ mặn và độ kiềm. Độ mặn cần cao hơn 25%, độ mặn thấp không thích hợp cho tôm thẻ hấp thụ đủ khoáng để tạo và lột vỏ. Độ pH nên đạt từ 7-8.5. Độ kiềm trong ao cũng cần duy trì ổn định 100 – 180mg CaCO3/lít kéo theo độ pH ổn định sẽ giúp tôm tăng trưởng tốt, không bị stress.

Cách xử lý khi tôm bị mềm vỏ kéo dài

Tôm bị mềm vỏ kéo dài nếu không khắc phục kịp thời, tôm dễ nhiễm bệnh, nặng hơn là chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi trồng. Dưới đây là 5 bước xử lý cần thiết khi bà con phát hiện tình trạng tôm mềm vỏ.

  • Bước 1: Đo, bổ sung kiềm bằng cách tạt vôi và Dolomite.
  • Bước 2: Bổ sung khoáng chất giúp cấu tạo vỏ tôm qua 2 cách: tạt ao và khoáng trộn thức ăn.
  • Bước 3: Bổ sung men đường ruột giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn.
  • Bước 4: Sử dụng men Microbe-Lift AQUA C để tạo và duy trì môi trường ao tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lột vỏ của tôm.
  • Bước 5: Test khí độc trong ao, bổ sung men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 để ngăn hiện tượng tôm rớt cục thịt.

Phòng bệnh hơn trị bệnh, tốt nhất bà con cần chủ động phòng ngừa tình trạng tôm bị mềm vỏ để đảm bảo hạn chế mức thấp nhất rủi ro cho vụ nuôi.

– Một số lưu ý bà con cần nắm khi nuôi tôm:

  • Chọn giống khỏe, nuôi tôm với mật độ vừa phải.
  • Không để tôm thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm và khoáng chất trong giai đoạn lột vỏ. Bà con có thể đánh khoáng trực tiếp vào nước hoặc phối trộn ở dạng bột với nước hoặc dùng vào thức ăn.
  • Theo dõi, đảm bảo các chỉ số môi trường trong ao (DO, độ pH, độ mặn, kiềm,…) hạn chế để tôm bị stress.
  • Chú ý mật độ tảo, khi tảo tàn ao tôm dễ có nguy cơ nhiễm bệnh, gây ảnh hưởng quá trình lột xác của tôm.
  • Ngăn chặn các vi khuẩn, nấm, đóng rong,….
  • Bổ sung vi sinh giúp môi trường ao sạch, kiểm soát tốt mầm bệnh trong ao.

Bà con có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp làm sạch môi trường ao, tạo điều kiện cho tôm phát triển thuận lợi. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp phòng ngừa, xử lý khí độc ao nuôi.

Bộ đôi men vi sinh cho ao tôm.
Bộ đôi men vi sinh cho ao tôm.

Hiện tượng tôm bị mềm vỏ kéo dài không hiếm trong nuôi trồng tôm hiện nay, tuy nhiên nếu không chủ động kiểm soát tốt từ ban đầu thì rủi ro và thiệt hại vô cùng cao. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về giải pháp xử lý tôm mềm vỏ giúp nuôi tôm khỏe mạnh, cho giá trị thương phẩm cao bà con liên hệ HOTLINE 0909 538 514.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn test nhanh NH3 để xác định khí độc trong nước.

Để lại một bình luận