Tôm giống khỏe mạnh là một trong những yếu tố góp phần lớn vào thành công của vụ nuôi. Việc chọn lọc gen giống bố mẹ là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Lựa chọn những con tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh của tôm từ đó giúp giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.
Lý do cần phải chọn lọc gen cho tôm giống
Chọn lọc gen cho tôm giống là quá trình quan trọng trong sản xuất tôm giống nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất sinh trưởng của tôm, giảm thiểu bệnh tật và cải thiện khả năng chống chịu với những môi trường có điều kiện khắc nghiệt. Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều lý do phải chọn lọc gen giống:
– Cải thiện năng suất và hiệu quả sinh trưởng của tôm:
Tôm giống lựa chọn có gen tốt thường có khả năng tăng trưởng nhanh hơn và đạt kích thước thương phẩm sớm hơn, điều này rất quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản, giúp bà con giảm thời gian nuôi, giúp tăng năng suất mà không cần phải tăng diện tích nuôi từ đó giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận.
– Tăng khả năng kháng bệnh:
Tôm giống từ ao gièo cho ra môi trường rất dễ bị sốc nhiệt, tùy thuộc vào sức đề kháng của loại tôm mà tỷ lệ hao hụt là ít hay nhiều. Và một trong những yếu tố quan trọng nhất khi nuôi tôm là kiểm soát dịch bệnh.
Với tốc độ ô nhiễm môi trường ngày nay cùng với dịch bệnh tràn lan như: bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy, hội chứng tôm chết sớm (EMS),… Chính vì vậy, chọn lọc gen giúp phát triển các dòng tôm giống có khả năng kháng bệnh cao hơn, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong ao. Hơn thế nữa còn giúp giảm chi phí thuốc men mà còn giúp duy trì môi trường nuôi trồng an toàn bền vững và giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
– Tối ưu hóa hiệu quả việc sử dụng thức ăn (FCR):
Những con tôm giống trải qua quá trình chọn lọc thường có hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) tốt hơn, nghĩa là chúng có khả năng chuyển hóa thức ăn thành khối lượng cơ thể hiệu quả hơn. Vì vậy, có thể giúp giảm chi phí thức ăn, một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
– Cải thiện chất lượng sản phẩm:
Thông qua chọn lọc gen, người nuôi có thể tạo ra tôm cho chất lượng thịt tốt hơn và có màu sắc tốt hơn chẳng hạn như tỷ lệ thịt cao, hương vị tốt, ít mỡ hoặc có khả năng bảo quản lâu dài giúp tăng sức hấp dẫn hơn trên thị trường. Ngày nay, người tiêu dùng thường có nhu cầu sử dụng những sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng. Chính vì vậy, những con tôm sạch, khỏe, chất lượng sẽ giúp người nuôi dễ dàng bán được giá cao hơn.
– Giảm nguy cơ giao phối cận huyết:
Khi chọn lọc gen cho tôm giống, việc quản lý gen sẽ giúp giảm nguy cơ giao phối cận huyết, một trong những nguyên nhân gây giảm chất lượng giống. Giao phối cận huyết có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe tôm yếu, khả năng sinh sản kém và giảm khả năng chống chịu bệnh.
– Tăng tính bền vững và khả năng cạnh tranh:
Bằng cách tập trung vào việc chọn lọc gen cho tôm giống, người nuôi tôm có thể giảm sử dụng kháng sinh và các hóa chất phòng bệnh khác. Những dòng tôm có khả năng miễn dịch cao còn giúp giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh từ đó tăng tính bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản.
– Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và điều kiện môi trường khắc nghiệt:
Nuôi tôm ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: về con giống, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,… Vì vậy việc chọn lọc gen còn giúp lựa chọn ra những con tôm khỏe mạnh có khả năng chống chọi và thích nghi với môi trường bị biến đổi như: nhiệt độ cao, nồng độ muối thay đổi, tình trạng ô nhiễm nước,… Điều này đặc biệt quan trọng khi biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các vùng nuôi.
Nói tóm lại, chọn lọc gen cho tôm giống là một bước quan trọng để cải thiện chất lượng tôm nuôi, giúp tôm tăng trưởng nhanh chóng và tăng khả năng kháng bệnh và có khả năng thích nghi với môi trường mới.
Hướng dẫn cách chọn lọc gen cho tôm giống
Chọn lọc gen cho tôm giống là cả một quá trình. Bà con có thể tham khảo các bước cơ bản dưới đây:
– Xác định mục tiêu chọn giống:
Trước khi bắt đầu chọn lọc gen, bà con cần xác định các đặc điểm cần cải thiện cho đàn tôm giống, ví dụ như:
- Khả năng sinh trưởng nhanh: Lựa chọn những các thể tôm có khả năng phát triển nhanh trong các giai đoạn nuôi.
- Chống chịu bệnh tật: Lựa chọn những cá thể tôm có khả năng chống chịu được các loại bệnh như: bệnh đầu vàng, bệnh thối cơ quan,…
- Khả năng thích nghi với môi trường mới: Lựa chọn những con tôm có khả năng chống chịu được với biến đổi môi trường như: biến đổi nhiệt, độ mặn, độ pH,…
- Chất lượng thịt: Lựa chọn những cá thể tôm cho chất lượng thịt tốt như: tỷ lệ thịt cao, hương vị thịt tốt,…
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn và thả tôm giống để tăng tỷ lệ sống
– Chọn lựa giống bố mẹ (Parental Stock):
Gen của tôm giống chủ yếu được xác định bởi giống bố mẹ, việc lựa chọn tôm bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện đặc tính di truyền của đàn tôm:
- Tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn: Lựa chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh có ngoại hình tốt, không mắc bệnh và đạt các chỉ tiêu về kỹ thuật độ tuổi và kích thước.
- Phân tích di truyền: Để chọn lọc được gen hiệu quả, bà con có thể sử dụng phương pháp phân tích di truyền để xác định được các gen liên quan đến các đặc điểm mong muốn. Có thể tham khảo các phương pháp phân tích như: PCR, sắc ký lỏng hay phân tích DNA.
– Chọn lọc cá thể trong thế hệ sau:
Khi đã có tôm giống bố mẹ, quá trình chọn lọc cần phải được thực hiện ở thế hệ sau (tôm con), những bước cơ bản bao gồm:
- Chọn lọc tôm con khỏe mạnh: Sau khi tôm giống được sản xuất từ tôm bố mẹ khỏe mạnh, cần chọn lọc các cá thể tôm con khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường hay của bệnh di truyền.
- Sàng lọc kích thước và tốc độ tăng trưởng: Những cá thể tôm con có kích thước lớn và tốc độ sinh trưởng nhanh, không có dấu hiệu dị hình sẽ được chọn làm giống cho các thế hệ sau.
- Kiểm tra tính di truyền: Phân tích các chỉ tiêu di truyền để chọn những cá thể có gen tốt, đảm bảo tính di truyền cho các thế hệ sau.
– Quản lý nhân giống qua nhiều thế hệ:
Để tạo ra một đàn tôm giống có chất lượng tốt và bền vững lâu dài, việc chọn lọc gen phải được lựa chọn qua nhiều thế hệ:
- Tạo dòng tôm thuần chủng: Cần chú trọng vào việc duy trì các dòng tôm thuần chủng để tránh hiện tượng loạn dòng gen, giúp cải thiện chất lượng giống.
- Tăng cường chọn lọc chéo: Lựa chọn các giống tôm có tính di truyền khác biệt, để tránh sự giao phối cận huyết gây giảm chất lượng gen.
– Ứng dụng công nghệ hiện đại:
Việc sử dụng các công nghệ mới, hiện đại hơn sẽ hỗ trợ cho quá trình chọn lọc gen tôm giống hiệu quả hơn:
- Chọn giống thông qua phân tích gen (Genomic Selection): Phương pháp này sử dụng dữ liệu về gen của tôm để dự đoán các đặc điểm di truyền liên quan đến khả năng sinh trưởng, khả năng kháng bệnh và các đặc điểm khác.
- Ứng dụng CRISPR/Cas9: Đây là công nghệ chỉnh sửa gen, có thể áp dụng để tăng cường các đặc tính mong muốn, như khả năng chống bệnh hoặc tăng trưởng nhanh.
– Giám sát và đánh giá:
Đây là bước cuối cùng trong chọn lọc gen cho tôm giống, cần được thực hiện xuyên suốt và thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả. Việc kiểm tra sự thay đổi về đặc tính di truyền qua các thế hệ giúp điều chỉnh các biện pháp chọn lọc sao cho phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của BIOGENCY về quá trình chọn lọc gen cho tôm giống, mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: 5 điều cần biết trước khi thả tôm giống!