Trong nuôi tôm, phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của vụ nuôi. Nếu lỡ chọn trúng vùng đất phèn thì điều bà con quan tâm nhất là làm cách nào để xử lý phèn trong ao nuôi tôm triệt để trước khi bước vào vụ nuôi chính thức. Vậy hôm nay, qua bài viết này Biogency sẽ hướng dẫn bà con cách để xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả. Hãy cùng xem nhé!
Tìm hiểu về phèn trong ao nuôi tôm: Phân loại, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
– Phân loại phèn trong ao nuôi tôm:
Có 2 loại phèn làm ảnh hưởng đến ao nuôi tôm hiện nay mà bà con thường gặp trong quá trình nuôi là:
- Phèn sắt (nước đỏ): Muối kép của sắt (III) Sunfat kết hợp với muối của kim loại kiềm hay Amoni. Loại phèn này làm nước đỏ và làm vàng chân, mang đuôi tôm.
Hình 1. Đất ao nuôi bị nhiễm phèn đỏ.
- Phèn nhôm (nước trong): Muối Sunfat kép của Kali và Nhôm. Loại phèn này làm nước bị trong, khó tạo màu nước làm tôm chậm lớn.
– Nguyên nhân ao nuôi tôm xuất hiện phèn:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ao nuôi bị nhiễm phèn, và những nguyên nhân chính là:
- Vùng đất ao nuôi tôm có chứa hàm lượng Sunfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của vi sinh vật nên Sulfat bị khử, từ đó gốc Lưu huỳnh kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) có trong trầm tích tạo thành FeS2 (hay còn gọi là phèn).
- Nguyên nhân khác dẫn đến việc ao nuôi nhiễm phèn là do mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ xuống ao làm cho ao nuôi bị nhiễm phèn.
– Dấu hiệu nhận biết ao nuôi tôm bị nhiễm phèn:
Bà con thường xuyên quan sát sẽ phát hiện ao nuôi khi bị nhiễm phèn thường có các dấu hiệu sau:
- Nước ao nuôi chuyển màu trà nhạt, nước trong hơn và có lớp váng màu vàng nhạt nổi lên trên mặt nước, kiểm tra thấy pH giảm và không thấy tảo phát triển. Khi phơi khô đất thường có màu phấn trắng.
- Thông thường, vùng đất bị nhiễm phèn sẽ có màu xám đen, nhất là những vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao.
Vì sao cần xử lý phèn trong ao nuôi tôm?
Nếu ao nuôi bị nhiễm phèn sẽ gây ảnh hưởng đến tôm và chất lượng mùa vụ, cụ thể như sau:
– Đối với ao nuôi:
- Phèn trong ao nuôi tôm cao sẽ gây khó khăn trong việc gây màu nước do tảo chậm phát triển.
- Thông thường, ao tôm bị nhiễm phèn thì pH trong ao sẽ rất thấp, ngăn cản sự khuếch tán của Na+ và K+ từ ngoài vào trong ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm.
- Phèn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt hóa của các enzyme.
– Đối với tôm nuôi:
- Tôm khó lột xác: Hàm lượng phèn cao dẫn đến pH thấp, làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm.
- Ao tôm nhiễm phèn sẽ làm tăng sự hô hấp của tôm, khiến tôm mất nhiều năng lượng làm tôm chậm phát triển.
- Tôm bị mềm vỏ: Ao tôm bị nhiễm phèn, hàm lượng Ca2+ và Mg2+ sẽ giảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ trên tôm, dẫn đến hiện tượng mềm vỏ
- Tôm chậm lớn: Những vùng đất bị nhiễm phèn thường có màu xám đen, làm tăng sự hô hấp của tôm, khiến tôm mất nhiều năng lượng dẫn đến chậm phát triển.
Với những tác động tiêu cực mà phèn gây ra, việc xử lý phèn trong ao nuôi tôm là cần thiết để bà con nuôi tôm khỏe và về size lớn tốt hơn. Bà con có thể tham khảo cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm được Biogency chia sẻ dưới đây.
Hướng dẫn xử lý phèn trong ao nuôi tôm
– Bước 1: Kiểm tra phèn trong ao nuôi bằng test kit SERA Fe:
Trước khi bước vào xử lý phèn trong ao nuôi tôm, bà con cần kiểm tra xem hàm lượng phèn trong ao là bao nhiêu, để từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp. Cách kiểm tra như sau:
- Bà con có thể tìm mua test kit SERA ở các cửa hàng uy tín hoặc liên hệ Biogency để tìm mua loại test này. Trong một bộ test gồm có: 1 bản hướng dẫn sử dụng, 1 bảng so màu, 1 lọ thuốc thử số 1 (dạng bột) kèm muỗng lường nhỏ, 1 lọ thuốc thử số 2 và kèm theo 1 lọ thủy tinh để lấy mẫu nước dưới ao.
Hình 2. Sử dụng test kit SERA Fe để kiểm tra nồng độ phèn trước khi tiến hành xử lý phèn trong ao nuôi tôm.
- Chuẩn bị 1 lọ nước sạch và 1 mẫu nước cần test. Lấy 5ml nước ao cần thử cho vào ống nghiệm. Sau đó lấy 2 muỗng lường ở lọ số 1 cho vào ống nghiệm và lắc đều.
- Nhỏ 5 giọt thuốc thử ở lọ thứ 2 vào ống nghiệm, để trong vòng 10 phút và lấy ra so màu với bảng chỉ thị màu.
- Để độ chính xác được cao, bà con nên để ống nghiệm từ trên xuống dưới, rồi bắt đầu so màu. Nếu màu càng tím đậm vượt qua ngưỡng của bảng chỉ thị màu thì lúc này nồng độ sắt trong ao càng cao.
– Bước 2: Xử lý phèn trong ao nuôi tôm:
Có 2 giai đoạn xử lý phèn trong ao nuôi tôm mà bà con cần nắm là: Xử lý phèn trước khi thả tôm và xử lý phèn trong quá trình nuôi. Cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1: Xử lý phèn trước khi thả tôm:
Bà con nên chọn địa điểm nuôi tôm ở vùng đất ít bị nhiễm phèn, kiểm tra phèn thật kĩ ở vùng đất chuẩn bị thả nuôi. Trong trường hợp nuôi tôm ở vùng đất bị nhiễm phèn, bà con cần:
- Cải tạo ao trước khi cấp nước:
Đây là giai đoạn rất quan trọng để xử lý phèn nên cần được xử lý thật kỹ lưỡng. Bà con nên sử dụng vôi bột rắc đáy ao và bờ ao giúp diệt khuẩn và khử phèn.
Sau đó, bà con nên phơi ao theo đúng quy trình, không nên phơi ao quá lâu vì khi phơi ao quá lâu sẽ gây ra các vết nứt, các vết nứt sẽ oxy hóa Pyrite (FeS2), khi cấp nước vào ao, chất này sẽ giải phóng tạo thành phèn đỏ rất khó xử lý.
Nếu có điều kiện kinh tế, bà con nên sử dụng bạt lót dưới đáy ao để tránh hiện tượng bị rò rỉ phèn trong suốt quá trình nuôi.
Xử lý nguồn nước cấp vào ao thật sạch, bà con nên sử dụng test kit SERA để kiểm tra hàm lượng sắt trong nước.
- Khi cấp nước vào ao:
Cấp nước vào ao từ 1,2-1,5m, diệt khuẩn sát trùng và bật quạt nước, kiểm tra độ pH thật kỹ, nếu pH thấp có thể sử dụng vôi và vôi đen (dolomite) hòa loãng lấy nước tạt vào ban đêm với liều lượng 2-4kg/100m2.
+ Giai đoạn 2: Xử lý phèn trong quá trình nuôi:
Biogency khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa trước khi ao nuôi bị nhiễm phèn. Hiện nay sử dụng vi sinh để xử lý phèn trong ao nuôi tôm là một trong các biện pháp đang được nhiều bà con nuôi tôm áp dụng. Vi sinh có thể oxy hóa được cả phèn sắt và nhôm. Ngoài ra, vi sinh có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa phèn nhanh chóng thành các hợp chất tan được trong nước.
Hiện nay, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và phát triển thành công chủng vi sinh Bacillus spp. và Thiobacillus spp. đặc biệt có khả năng phân hủy cả phèn sắt và phèn nhôm trong ao nuôi một cách hiệu quả.
Bà con có thể tham khảo sản phẩm Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA SA trong suốt quá trình nuôi, Microbe-Lift AQUA C có tác dụng xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn. Hạn chế sự phát triển của tảo, Microbe Lift AQUA SA chuyên xử lý bùn đáy, giúp bạt không bị đóng nhớt, xi phông không có mùi hôi và không bị đen nhờ khả năng phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng chất ô nhiễm và hạn chế sinh ra khí độc ở đáy ao.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA SA giúp xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả.
Một số lưu ý để việc xử lý phèn trong ao nuôi tôm được hiệu quả
- Khi trời sắp mưa nên giảm lượng thức ăn cho tôm ăn, mưa to kéo dài thì nên ngừng cho ăn chờ đến khi ngớt mưa.
- Nên trộn men vi sinh, khoáng chất và các loại vitamin và cho tôm ăn mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho tôm và tránh tôm bị mềm vỏ.
- Định kỳ xi phông đáy ao để giảm thải lượng hợp chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao.
Hy vọng qua bài viết trên, bà con hiểu thêm được về cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm. Ngoài ra, Biogency khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa thay vì để ao nhiễm phèn rồi mới xử lý. Chính vì vậy, bước xử lý ao nuôi trước khi thả tôm là bước vô cùng quan trọng. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency chúc bà con có những vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: Ao bị khí độc NH3 1.7 – NO2 5.0 mà phèn lại cao thì nên làm gì?