Khi nào nên dùng thuốc đặc trị đường ruột tôm?

Sức khỏe đường ruột tôm có vai trò vô cùng quan trọng. Để bảo vệ và khắc phục các vấn đề về đường ruột tôm, một trong những giải pháp mà nhiều bà con nông dân đã và đang áp dụng chính là dùng thuốc đặc trị đường ruột tôm. Cùng BIOGENCY tìm hiểu về thuốc đặc trị đường ruột tôm, cùng với cách sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình nuôi tôm.

Khi nào nên dùng thuốc đặc trị đường ruột tôm?

Chức năng và tầm quan trọng của đường ruột tôm

Hệ đường ruột của tôm, giống như ở nhiều loài động vật khác, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng liên quan đến tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể. Ngoài ra hệ đường ruột còn là nơi trú ngụ của vi sinh đường ruột, vi khuẩn có lợi sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch tôm. Việc hiểu rõ chức năng và tầm quan trọng của đường ruột tôm không chỉ giúp bà con nuôi tôm áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh hiệu quả hơn, mà còn góp phần nâng cao chất lượng và năng suất.

Khi nào nên dùng thuốc đặc trị đường ruột tôm?
Hệ đường ruột của tôm đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng.

Đường ruột tôm có một tầm quan trọng đối với quá trình nuôi tôm, cụ thể:

  • Tăng trưởng và phát triển: Sức khỏe của đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng của tôm. Một đường ruột khỏe mạnh giúp tối ưu hóa quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, từ đó tôm có thể phát triển nhanh hơn và đạt trọng lượng tối ưu.
  • Sức khỏe tổng quát và khả năng chống chọi với bệnh tật: Đường ruột khỏe mạnh giúp tôm có hệ miễn dịch mạnh mẽ, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường nuôi tập trung, nơi các bệnh dịch có thể lan truyền nhanh chóng.
  • Năng suất và chất lượng sản phẩm: Khi tôm có đường ruột khỏe mạnh, năng suất nuôi sẽ tăng lên do tỷ lệ sống sót cao hơn và thời gian nuôi ngắn hơn. Hơn nữa, chất lượng thịt tôm cũng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu của thị trường và tăng giá trị kinh tế.
  • Giảm chi phí sản xuất: Bảo vệ và duy trì sức khỏe đường ruột của tôm giúp giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các loại thuốc đặc trị đường ruột tôm, từ đó giảm chi phí sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường nuôi trồng.

Trong quá trình nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và năng suất của ao nuôi. Các vấn đề về đường ruột không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của tôm mà còn làm suy giảm sức đề kháng, dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Để khắc phục tình trạng này, việc sử dụng các loại thuốc đặc trị đường ruột tôm hiệu quả là một trong những giải pháp tối ưu mà nhiều bà con nông dân đã và đang áp dụng.

Khi nào nên sử dụng thuốc đặc trị đường ruột tôm?

Trước hết, bà con cần nắm rõ khi nào thì cần sử dụng thuốc đặc trị đường ruột tôm? Bà con cần xác định thời điểm phù hợp để sử dụng thuốc nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh lạm dụng, gây tác động tiêu cực đến môi trường và tôm nuôi. Dưới đây là một số tình huống cụ thể cần sử dụng thuốc đặc trị đường ruột tôm:

– Xuất hiện triệu chứng của bệnh đường ruột

Bà con cần sử dụng thuốc đặc trị đường ruột tôm khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh đường ruột, cụ thể một số dấu hiệu như:

  • Chán ăn hoặc bỏ ăn: Khi tôm có biểu hiện chán ăn hoặc bỏ ăn đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về đường ruột.
  • Phân bất thường: Phân tôm có màu sắc hoặc hình dạng bất thường, chẳng hạn như phân trắng, lỏng, hoặc có mùi hôi khó chịu, là dấu hiệu rõ ràng của bệnh lý đường ruột.
  • Suy nhược, ốm yếu: Tôm bị bệnh đường ruột thường có biểu hiện suy nhược, ốm yếu, bơi lội chậm chạp hoặc nằm đáy ao.
  • Tôm nhiễm ký sinh trùng hoặc phát hiện có vi khuẩn gây hại tại đường ruột: Phát hiện ký sinh trùng hoặc khuẩn đường ruột thông qua các xét nghiệm.

– Thay đổi môi trường hoặc các công tác sang ao, thay nước, di chuyển tôm

Khi thay đổi môi trường cho tôm, nên sử dụng thuốc đặc trị đường ruột tôm để đảm bảo tôm khỏe mạnh, tránh sốc, căng thẳng cho tôm. Cụ thể:

  • Thay nước hoặc di chuyển: Sau khi thay nước ao nuôi hoặc di chuyển tôm sang ao khác, tôm dễ bị stress, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột.
  • Biến đổi môi trường: Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ mặn, hoặc pH nước cũng có thể gây căng thẳng cho tôm và dẫn đến các vấn đề về đường ruột.
Khi nào nên dùng thuốc đặc trị đường ruột tôm?
Sử dụng thuốc đặc trị đường ruột tôm khi thay đổi môi trường để đảm bảo tôm khỏe mạnh.

– Giai đoạn tăng trưởng nhanh, càng về cuối vụ hoặc đề phòng mầm bệnh

Ngoài khắc phục các bệnh đường ruột, thuốc đặc trị đường ruột còn được sử dụng để đề phòng mầm bệnh trong ao nuôi:

  • Tăng trưởng nhanh: Trong giai đoạn tôm tăng trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn và hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn, có thể dẫn đến các vấn đề về đường ruột nếu không được quản lý tốt.
  • Phát hiện mầm bệnh trong ao nuôi: Khi giám sát ao nuôi phát hiện mầm bệnh trong nước hoặc trong các mẫu tôm, cần sử dụng thuốc đặc trị để ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của bệnh.
  • Đề phòng sau các đợt dịch bệnh đã từng xảy ra hoặc khu vực đang có dịch bệnh nhiều: Sau khi đã điều trị một đợt bệnh đường ruột, có thể sử dụng các cách theo liệu trình phòng ngừa để ngăn chặn sự tái phát.

Các loại thuốc đặc trị đường ruột tôm

Nếu gặp phải một trong những trường hợp trên bà con tham khảo một trong số nhóm thuốc đặc trị đường ruột tôm, cụ thể:

– Thuốc kháng sinh:

Kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trong đường ruột tôm. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm:

  • Oxytetracycline: Hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Florfenicol: Được sử dụng rộng rãi do hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.
  • Enrofloxacin: Thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa.

Lưu ý: Sử dụng kháng sinh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian quy định, tránh lạm dụng để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc và bảo vệ môi trường.

– Thuốc chiết xuất từ thảo dược:

Các chiết xuất từ thảo dược có thể có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa. Ví dụ chiết xuất từ tỏi có tác dụng kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch.

– Thuốc chống ký sinh trùng:

Nếu xuất hiện ký sinh trùng có thể sử dụng để tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột. Điển hình như Praziquantel, Fenbendazole.

– Sử dụng vi sinh có lợi (Probiotics):

Sử dụng vi sinh có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý đường ruột. Kết hợp với prebiotics là thức ăn cho vi khuẩn có lợi, giúp tăng cường hoạt động của vi sinh trong đường ruột.

  • Bacillus spp.: Thường được sử dụng để cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Lactobacillus spp.: Giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
Khi nào nên dùng thuốc đặc trị đường ruột tôm?
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột tôm.

Như các phương pháp điều trị trên đây, cách dùng vi sinh có lợi được đánh giá là mang tính phòng bệnh cao nhất, có thể sử dụng ngay đầu vụ nuôi giúp giảm thiểu tối đa các bệnh đường ruột, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất nhờ vậy tăng sức đề kháng và phòng trị các bệnh liên quan.

Sản phẩmMicrobe-Lift DFM là dòng sản phẩm men vi sinh đường ruột duy nhất trên thị trường cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột, bao gồm: Bacillus subtilis; Bacillus pumilus; Bacillus amyloliquefaciens; Bacillus licheniformis.

Với liều lượng sử dụng thấp: 100gram sử dụng cho 100kg – 200kg thức ăn, men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM vừa mang lại hiệu quả, đồng thời giúp tối ưu chi phí cho bà con nuôi tôm. Ngoài ra, kết hợp các yếu tố để giúp tôm phòng ngừa bệnh đường ruột, bằng cách quản lý môi trường nước nuôi và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tôm.

Khi nào nên dùng thuốc đặc trị đường ruột tôm?
Sử dụng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bà con có thể sử dụng thuốc đặc trị đường ruột tôm đúng cách và nâng cao hiệu quả kinh tế vụ nuôi. Nếu trong quá trình nuôi tôm gặp khó khăn bà con hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514, BIOGENCY luôn sẵn sàn hỗ trợ và cam kết đồng hành cùng bà con trong suốt mùa vụ.

>>> Xem thêm: Phòng chống dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng