Khí độc gây ra nhiều tác hại cho tôm và ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của vụ nuôi. Để khử khí độc NH3 H2S NO2 hiệu quả, bà con cần hiểu rõ về việc hình thành khí độc trong từng giai đoạn thả nuôi để có giải pháp xử lý phù hợp nhất. Hãy cùng xem hướng dẫn của Biogency dưới đây.
Nguyên nhân khí độc NH3 H2S NO2 xuất hiện trong ao nuôi tôm
NH3, H2S, NO2 là 3 loại khí độc phổ biến, thường xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt là khi môi trường nước ao nuôi không đảm bảo:
- Đối với khí độc NH3: Phát sinh thường do thức ăn thừa, xác tảo tàn, mùn bã hữu cơ, vỏ tôm lột, phân tôm… hình thành trong ao nuôi tôm lâu ngày không được xử lý sẽ hòa tan trong nước tạo thành NH3/NH4+.
- Đối với khí độc H2S: Phát sinh thường do đáy ao nuôi bẩn, không được xi-phông thường xuyên.
- Đối với khí độc NO2-: Phát sinh do ao đã có NH3/NH4+, đi kèm với lượng oxy hòa tan thấp làm quá trình Nitrat hóa diễn ra không hoàn toàn, dẫn đến tích tụ lượng khí độc NO2-.
Khi khí độc NH3 H2S NO2 xuất hiện trong ao, chúng gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sống cũng như phát triển của tôm, có thể kể đến như: Tôm ăn yếu, thậm chí là bỏ ăn, chậm tăng trưởng, nổi đầu, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác trên tôm như EMS, gan tụy cấp, phân trắng, đốm trắng, đen mang… Không những thế, khi tôm nhiễm khí độc, khả năng hô hấp của tôm bị yếu đi và dần dẫn đến không lấy được oxy và chết.
Có thể thấy rằng khí độc gây ra nhiều tác hại cho tôm và ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của vụ nuôi. Để khử khí độc NH3 H2S NO2 hiệu quả, bà con cần hiểu rõ về việc hình thành khí độc trong từng giai đoạn thả nuôi để có giải pháp xử lý phù hợp nhất. Hãy cùng xem hướng dẫn của Biogency dưới đây.
Hướng dẫn khử khí độc NH3 H2S NO2 trong ao nuôi tôm theo từng giai đoạn thả nuôi
Một vụ nuôi tôm thường diễn ra theo 4 giai đoạn là: 10 ngày đầu thả nuôi, từ ngày 10 – 30, từ ngày 31 – 60 và từ ngày 60 – thu hoạch. Khí độc xuất hiện theo từng giai đoạn cũng khác nhau, do đó bà con cần chú ý về cách khử khí độc NH3 H2S NO2 theo từng giai đoạn này để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Giai đoạn 1: Khử khí độc NH3 H2S NO2 trong 10 ngày đầu thả tôm
Thật ra trong khoảng thời gian 10 ngày đầu tiên sau khi thả giống, tôm còn rất nhỏ, do đó lượng thức ăn cho tôm ăn cũng khá ít, chính vì thế mà thức ăn thừa và phân tôm không đáng kể. Vì thế, việc khử khí độc NH3 H2S NO2 trong giai đoạn này thực chất là xử lý nước để diệt mầm mống của khí độc. Bà con có thể đánh men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift AQUA C với liều lượng: 100ml AQUA C + 20-50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch, khuấy đều và sục khí trong 24 giờ để xử lý cho 1000m3 nước. Sử dụng 2 lần/10 ngày.
– Giai đoạn 2: Khử khí độc NH3 H2S NO2 trong giai đoạn từ 10 – 30 ngày thả tôm
Từ ngày 10 – 30, tôm dần phát triển kèm với lượng thức ăn cũng tăng lên hằng ngày, do đó mà các vấn đề ô nhiễm nước và khí độc đã bắt đầu xuất hiện, phần lớn là khí độc NH3/NH4+ và NO2-.
Để xử lý chúng, bên cạnh việc dùng AQUA C để xử lý và làm sạch nước nuôi như giai đoạn 1 định kỳ từ 1-2 lần/tuần, bà con nên đánh thêm xuống ao men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 với liều lượng: 100ml AQUA N1 + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat, khuấy đều và sục khí trong 24 giờ để xử lý cho 1000m3 nước. Sử dụng 3 ngày/lần.
– Giai đoạn 3: Khử khí độc NH3 H2S NO2 trong giai đoạn từ 31 – 60 ngày thả tôm
Giai đoạn từ 31-60 ngày, tôm ăn nhiều hơn, do đó phân tôm và thức ăn thừa cũng ngày một nhiều. Thêm vào đó, các vấn đề về tảo, nước lợn cợn cũng xuất hiện. Trong giai đoạn này, khí độc đã bắt đầu tăng lên.
- Nếu bà con test khí độc NO2 thấy < 5mg/l, xử lý bằng cách dùng AQUA N1 đánh 3 nhịp để xử lý liên tục trong 3 ngày với tổng liều lượng AQUA N1 là 1,5lit/1000m3 nước.
- Nếu bà con test khí độc NO2 thấy > 5mg/l, xử lý bằng cách dùng AQUA N1 đánh 3 nhịp để xử lý liên tục trong 3 ngày với tổng liều lượng AQUA N1 là 2lit/1000m3 nước.
Sau khi khí độc được giảm về ngưỡng an toàn, bà con tiếp tục đánh liều lượng duy trì để phòng ngừa khí độc tăng trở lại. Liều dùng duy trì tương tự như giai đoạn 2.
– Giai đoạn 4: Khử khí độc NH3 H2S NO2 trong giai đoạn > 60 ngày thả tôm
Khí độc trong giai đoạn này rất nguy hiểm đối với tôm, là nguyên nhân hàng đầu khiến tôm rớt đáy. Khi test khí độc ở các ao nuôi tôm > 60 ngày tuổi, lượng khí độc đo được thường > 10 mg/l. Lúc này bà con cần xử lý như sau:
- Cấp cứu tôm bằng Bio-Choice Aqua: Dùng 200ml Bio-Choice Aqua cho 1000m3 nước, đánh 2 nhịp sáng và chiều tối, khí độc sẽ được kiểm soát sau 24 giờ.
- Tiếp tục sử dụng AQUA N1 để kiểm soát khí độc không cho tăng cao trở lại, đánh 3 nhịp để xử lý liên tục trong 3 ngày với tổng liều lượng AQUA N1 là 3lit/1000m3 nước. Khi khí độc hạ thì bắt đầu giảm dần liều lượng để tối ưu chi phí.
Trong quá trình khử khí độc NH3 H2S NO2 bà con nên lưu ý rằng cần phải vệ sinh ao và xi-phông đáy ao thường xuyên để loại bỏ bùn đáy, kết hợp với men vi sinh xử lý đáy và nhớt bạt Microbe-Lift AQUA SA để giúp đáy ao luôn sạch, từ đó loại bỏ nguy cơ làm gia tăng khí độc H2S trong ao nuôi tôm.
Tùy vào tình trạng ao nuôi và sức khỏe của tôm mà liều dùng men vi sinh Microbe-Lift sẽ có những thay đổi nhất định. Bà con hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hướng dẫn chi tiết về cách khử khí độc NH3 H2S NO2 trong ao nuôi tôm theo từng giai đoạn hiệu quả nhất!
>>> Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi test khí độc trong ao nuôi tôm