Sau mỗi vụ nuôi, lớp bùn ở đáy ao tôm thường rất lớn. Nếu người nuôi không xử lý sớm, không chủ động quản lý tốt bùn đáy trước đó sẽ dễ gây ra các tác động xấu đến tôm ở vụ sau. Vậy những tác động đó là gì? Làm thế nào để quản lý lớp bùn ở đáy ao tôm hiệu quả?
Tác hại của lớp bùn ở đáy ao tôm, bà con cần biết
Bùn đáy trong ao tôm được tích tụ từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, chủ yếu là từ đất ao xói mòn, đất từ bờ ao bị rửa trôi, thức ăn thừa của tôm, phân tôm. Một số khác gồm có vỏ tôm lột xác, xác sinh vật phù du, vôi, khoáng, hóa chất, dư lượng thuốc, kháng sinh…
Với các ao nuôi tôm thâm canh hay bán thâm canh, lớp bùn ở đáy rất lớn, do hàm lượng thức ăn sử dụng nhiều, cũng như tác động từ quá trình sục khí quá mức làm bờ ao bị xói mòn. Bùn đáy tồn đọng trong ao gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của tôm. Cụ thể:
– Bùn nhiều gây tình trạng nước lợn cợn, giảm chất lượng nước ao tôm:
“Nuôi tôm là nuôi nước”, câu nói này nhằm ám chỉ vai trò của môi trường nước trong nuôi tôm vô cùng quan trọng. Thế nhưng, khi lớp bùn ở đáy ao tôm nhiều sẽ gây ra hiện tượng nước ao bị đục, lợn cợn, làm giảm chất lượng nước ao tôm.
Khối lượng bùn đáy ao tăng, khi chạy quạt sẽ làm xuất hiện nhiều lợn cợn trong nước, chúng bám vào mang tôm khiến tôm bị ngạt. Mặt khác, độ đục trong nước làm giảm sự xâm nhập của ánh sáng, giảm hoạt động quang hợp và mức oxy hòa tan khiến tôm căng thẳng.
– Tôm dễ bị nhiễm độc, Stress:
Bùn đáy là nơi sản sinh 2 hợp chất chính có tính độc cao trong nuôi tôm là NH3 và H₂S. Đây là 2 loại khí độc gây ngộ độc, làm tôm dễ Stress, giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tôm nổi đầu vào sáng sớm.
– Bùn đáy ao chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng:
Lớp bùn ở đáy ao tôm dày là nguyên nhân gây ô nhiễm, là nơi giàu chất hữu cơ kết hợp môi trường kỵ khí ở đáy ao sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, phát sinh các mầm bệnh gây hại cho tôm, nhất là bệnh hoại tử mang, đen mang, mòn đuôi, cụt râu…
– Bùn đáy nhiều làm tăng chi phí sên vét cuối vụ:
Trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu hay trước mỗi vụ nuôi mới bà con cần tiến hành xử lý đáy ao, bao gồm công đoạn làm lạnh nước, sên vét bùn, bón vôi, phơi đáy. Khi lớp bùn ở đáy ao tôm tích tụ nhiều sẽ làm tăng chi phí sên vét, mất nhiều thời gian xử lý đáy ao cuối vụ.
Cách xử lý, kiểm soát lớp bùn đáy ở ao tôm hiệu quả, giúp tôm tăng trưởng nhanh
Tỷ lệ bùn đáy càng cao khi càng về cuối vụ, gây ra nhiều rắc rối trong nuôi tôm. Do đó bà con cần tiến hành xử lý và kiểm soát lớp bùn ở đáy ao tôm càng sớm càng tốt. Công tác xử lý, kiểm soát bùn đáy ao được phân chia thành 2 giai đoạn.
– Giai đoạn 1: Cải tạo, chuẩn bị ao nuôi
Trước khi thả tôm, bà con cần chú ý công tác cải tạo phải thật kỹ lưỡng. Cần nạo vét, sên vét để làm chặt đáy ao một cách triệt để. Một nền đáy ao sạch sẽ là nền tảng cho chất lượng nước ao ổn định, ngăn ngừa và hạn chế các vi khuẩn, mầm bệnh xâm nhập, phát triển trong ao nuôi.
Đồng thời nếu làm tốt khâu cải tạo, quản lý tốt môi trường nước cũng giúp bà con giảm công sức và chi phí nạo vét sau mỗi vụ mùa vụ.
– Giai đoạn 2: Kiểm soát bùn đáy bằng men vi sinh kết hợp xi phông thường xuyên để hạn chế tích tụ bùn đáy
Sau khi cải tạo ao, trong quá trình nuôi bà con nên bổ sung thêm men vi sinh, đồng thời kết hợp biện pháp xi phông đều đặn để hạn chế tích tụ bùn đáy ao. Điển hình là Microbe-Lift AQUA SA – Men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA được nghiên cứu, phân lập từ Phòng Thí Nghiệm Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC). Sản phẩm được tích hợp các chủng vi sinh có hoạt tính mạnh giúp:
- Gia tăng quá trình phân hủy của lớp bùn đáy.
- Tăng tốc độ phân hủy của lớp váng cứng, các chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- hay Xylene.
- Giảm các khí độc NH3, H2S sinh ra từ bùn đáy ao.
- Giảm lượng chất hữu cơ và nồng độ ô nhiễm trong nước ao nuôi.
Mặt khác, Microbe-Lift AQUA SA có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường, tổn tại ở dạng lỏng nên kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ lại dễ dàng bảo quản. Đây được đánh giá là sản phẩm xử lý bùn đáy ao nuôi tôm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, rất được ưa chuộng hiện nay.
Ngoài ra, để quản lý tốt lớp bùn ở đáy ao tôm ở trước và trong suốt quá trình nuôi, bà con cần chú ý:
- Cải tạo ao cần kỹ lưỡng, gia cố bờ chắc chắn để tránh đất bị xói mòn, rửa trôi.
- Ở giữa ao nên có vị trí lõm để gom bùn, tiện xi phông trong khi nuôi.
- Thức ăn tôm cần chọn loại chất lượng cao, độ tan rã trong nước ít. Đồng thời bà con chú ý cho ăn lượng vừa phải, tránh cho ăn thừa. Xem thêm: Cách cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả? >>>
- Máy sục khí cần được lắp từ đầu vụ. Việc sục khí được cung cấp dưới đáy ao giúp oxy hóa các hạt dinh dưỡng thừa. Đồng thời giúp phân hủy hiếu khí, hạn chế hình thành và tích lũy khí độc.
- Khi thay nước, bà con cần bố trí hệ thống ao lắng, đảm bảo nước phải được xử lý, loại bỏ phù du, chất lơ lửng, các mầm bệnh trước khi đưa vào ao.
Như vậy, có thể thấy lớp bùn ở đáy ao tôm nếu không được loại bỏ sẽ gây ra các tác động lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm. Do đó bà con cần có biện pháp xử lý cũng như kiểm soát hiệu quả trước, trong và sau mỗi vụ nuôi. Nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào về việc xử lý bùn đáy trong ao nuôi tôm, đừng quên liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc bà con có những mùa vụ bội thu1
>>> Xem thêm: Làm sao để xử lý đáy ao hiệu quả và ao tôm không bị khí độc?