Khí độc ao nuôi tôm là yếu tố bà con thường xuyên gặp phải và buộc xử lý chúng. Thế nhưng, nhiều bà con vẫn còn rất lúng túng khi ao nuôi gặp phải nồng độ khí độc NH3/NO2 ở ngưỡng cao. Có thể bà con đã bỏ qua một số lưu ý khi xử lý khí độc ao nuôi tôm dẫn đến nồng độ khí độc chưa được giảm hiệu quả.
Khi nào cần xử lý khí độc NH3/NO2 ao nuôi tôm?
Khí độc NH3/NO2 được phát hiện nhờ việc kiểm tra nhanh tại ao, trên thị trường có bán nhiều loại test kit giúp bà con đo được nồng độ khí độc ngay tại ao nhanh chóng, dễ dàng và tương đối chính xác.
Nhận thấy nước ao nuôi nhiều lợn cợn, màu nước không ổn định hay tôm bị các dấu hiệu như bời lờ đờ, tấp mé, nổi đầu, chết lai rai thì khả năng khí độc đã xuất hiện trong nước. Lúc này bà con cần test nhanh nồng độ để xử lý kịp thời. Khi khí độc đo được ở mức cảnh báo ảnh hưởng đến tôm là lúc bà con cần có biện pháp xử lý (mức độ này sẽ hiển thị rõ khi test nhanh).
Để xử lý khí độc NH3/NO2 hiệu quả, khí độc giảm nhanh và ít gây ảnh hưởng đến tôm, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
Những lưu ý để quá trình xử lý khí độc NH3/NO2 đạt hiệu quả cao
1. Cần đo nồng độ khí độc NH3/NO2 một cách chính xác
Một trong những điều thường hay bị nhiều bà con bỏ qua ngay từ đầu đó là không pha loãng nước ao để kiểm tra. Có nhiều trường hợp đều đo được mức 5 mg/l nhưng có ao thì rớt tôm, có ao thì chưa thấy hiện tượng gì, đó là vì nồng độ đo được chưa thật sự chính xác. Khi đo được mức cao nhất trên bảng so màu thì bà con tiến hành pha loãng nước ao để đo lại sẽ thu được kết quả cuối cùng. Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi test khí độc trong ao nuôi tôm >>>
Khi đã có kết quả đúng, bà con tiến hành xử lý linh hoạt với liều dùng cấp cứu tôm ngay khi khí độc ở mức > 10 mg/l hoặc khử khí độc ở các mức độ thấp hơn.
2. Hạn chế thay nước khi sử dụng vi sinh xử lý khí độc
Nhiều bà con tâm lý phải thay nước nhiều khi ao gặp vấn đề khí độc nhưng vô tình khiến vi sinh vật chuyển hóa khí độc bị theo nước trôi ra ngoài, không kịp phản ứng và không đủ để chuyển hóa khí độc trong ao.
Bà con sử dụng vi sinh xử lý khí độc nên hạn chế và giãn tần suất thay nước, chỉ nên cấp bù nước xi-phông.
3. Lựa chọn đúng phương pháp để xử lý tận gốc khí độc
Không khử được khí độc tận gốc dẫn đến khí độc vừa hạ, 2 – 3 ngày sau lại tăng lên dẫn đến bà con chủ quan không kịp thời xử lý.
Khí độc sinh ra từ chất lơ lửng hữu cơ trong nước. Quá trình phân hủy sẽ sinh ra NH3/NH4+ và chuyển hóa tiếp thành NO2– là chất rất độc với tôm. Vì vậy, với quy trình BIOGENCY xử lý khí độc bằng cách chuyển hóa độc tố này theo phản ứng NH3/NH4+ – NO2– – NO3– (ít độc), cung cấp chủng vi sinh chuyên biệt nhằm đảm bảo chuyển hóa và duy trì khí độc không tăng lên.
Xử lý khí độc ao nuôi tôm tuy thường gặp nhưng vẫn cần nhiều sự lưu ý từ bà con và phải lựa chọn đúng phương pháp thì mới xử lý khí độc NH3/NO2 tận gốc, thành công và duy trì môi trường nước ao tối ưu. Trong quá trình nuôi tôm nếu gặp phải khí độc NH3/NO2 bà con hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 của BIOGENCY, chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con một cách nhanh nhất. Chúc bà con nuôi tôm thành công.
>>> Xem thêm: Nitrosomonas và Nitrobacter trong xử lý khí độc ao tôm