Ưu điểm của mô hình nuôi tôm trong bể nổi là tỷ lệ sống của tôm rất cao 90 – 100%, do sử dụng quạt đảo nước liên tục, lắp đặt hệ thống tuần hoàn nên tiết kiệm được lượng nước sử dụng, hạn chế sử dụng khoáng chất… Quy trình nuôi tôm trong bể nổi như thế nào?
Lợi ích khi nuôi tôm trong bể nổi
Bể nổi nuôi tôm được thiết kế đặc biệt với dạng tròn, dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng, diện tích 500 m2. Ưu điểm của bể tròn là diện tích trung bình là 500 m2 nên sử dụng dàn quạt ít hơn, chỉ cần 2 dàn quạt cho 1 hồ, từ đó tiết kiệm chi phí nhiên liệu và cũng tiết kiệm nhân công vận hành hệ thống nuôi. Thêm vào đó, nuôi tôm trong bể nổi có nhiều lợi ích như:
- Vách bể thẳng đứng nên hạn chế chất bẩn và rong bám xung quanh thành bể, từ đó giảm được công đoạn vệ sinh bể, hạn chế bệnh đường ruột do tôm ăn chất bẩn này.
- Kết cấu bể dạng nổi nên không có hiện tượng thẩm thấu ngược từ ngoài vào trong, hạn chế dịch bệnh lây nhiễm từ môi trường bên ngoài.
- Ngoài ra, do hồ tròn nên khi vận hành quạt nước tạo lực ly tâm cao nên các chất thải được gom vào chính giữa, rất thuận tiện cho việc xi phông, quản lý môi trường nước tốt.
Hình 1. Mô hình nuôi tôm trong bể nổi.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, nuôi tôm theo công nghệ Biofloc trong bể nổi có những ưu điểm vượt trội:
- Amonia tự do (dạng khí độc đối với thủy sản nuôi) trong nước được chuyển hóa thành protein trong sinh khối vi sinh vật dị dưỡng, tập hợp thành Biofloc lơ lửng trong nước và chúng sẽ trở thành thức ăn cho tôm nuôi. Từ đó, nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro lây nhiễm bệnh do không hoặc ít phải thay nước trong các ao nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh.
- Hơn nữa, nuôi theo công nghệ Biofloc giảm chi phí thức ăn, thuốc, kháng sinh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, hướng tới giúp nghề nuôi tôm ngày càng bền vững hơn.
Kỹ thuật nuôi tôm trong bể nổi 2 giai đoạn
Một số yêu cầu kỹ thuật trong quá trình lắp đặt bể nuôi gồm:
- Bể ương cần được đặt trên một vị trí đất cao sao cho đáy của bể ương nổi cao hơn nước của ao nuôi để có thể sang ra ao lớn bằng hệ thống ống nước đã lắp đặt trước bằng cách vặn van xả, điều này giúp cho tôm ương không bị hao, việc sang tôm cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Bể ương nổi hình tròn phải có độ dốc lớn về tâm khoảng 5% để thu gom thải dễ dàng.
- Hệ thống bể ương nổi cần có bể chứa nước có thể tích tương đương. Để có thể thay cấp nước 100% khi cần, bể chứa nước luôn phải được xử lý sạch khuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn để cấp nước cho bể ương.
- Bể ương nổi dùng cho giai đoạn ương chuẩn bị nuôi thịt, người nuôi nên dùng lưới lan che nắng để giảm biên độ biến động nhiệt độ, giảm được một phần nước mưa trực tiếp khi mưa lớn. Giá thành thấp, lại có thể tháo dần ra để tôm quen với nhiệt độ không có mái che, như vậy tôm không bị sốc nhiệt, đảm bảo tỷ lệ sống;
- Nên ương tôm trong diện tích nhỏ khoảng 100 m3 nước để dễ quản lý kiểm soát môi trường, đo đạc các thông số cần thiết mà ko bị phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh hay thời tiết khắc nghiệt, thay đổi đột ngột, chủ động được thời gian xuống giống pha 2 khi đã chuẩn bị tốt nhất cho ao nuôi thương phẩm.
Hình 2. Nuôi tôm trong bể nổi yêu cầu người nuôi cần nắm rõ quy trình kỹ thuật để việc nuôi mang lại hiệu quả.
Quy trình nuôi tôm trong bể nổi 2 giai đoạn
Nuôi tôm trong bể nổi được tiến hành qua hai giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Ương nuôi tôm giống
- Mật độ ương: 1.000 – 3.000 con/m2; Cỡ tôm ương: PL10 – 12.
- Thời gian ương: 20 – 25 ngày khi tôm giống đạt cỡ 1.000 – 2.000 con/kg.
- Tỷ lệ sống: 90 – 95%.
Mục đích ương tôm từ PL12 đến PL40:
- Tôm khỏe mạnh, sức đề kháng cao, có khả năng chống chịu tốt với những biến động môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là bệnh AHPND/EMS.
- Tốc độ tăng trưởng nhanh, tôm đồng đều, tỷ lệ sống cao
- Rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm, giảm chi phí nuôi ban đầu, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi, tăng vụ nuôi trên năm và tăng sản lượng.
Trong quá trình ương tôm, người nuôi phải tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Chọn con giống sạch bệnh, chất lượng, ươm trong bể 20 – 30 ngày cho đạt kích cỡ đồng đều thì mới thả ra ao nuôi.
Một số lưu ý khi nuôi tôm trong bể nổi:
- Khi sử dụng bể quá nhỏ (dưới 50 m3) có thể làm cho biến động nhiệt độ diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, phải sử dụng bể có kích thước lớn, có mái che chắn cẩn thận, cùng với việc sục khí đều khắp thành ao.
- Sốc môi trường khi sang ra pha 2: Người nuôi nên đảo nước trước 1 – 2 ngày, mở mái che để tôm quen với môi trường bên ngoài. San tôm vào lúc mát trời, sáng sớm hoặc chiều tối.
- Đảm bảo sục khí, điện, thức ăn chất lượng tốt, testkit đo môi trường phải được chuẩn bị đầy đủ. Việc chăm sóc cũng cần người có kỹ thuật và chuyên môn tốt, túc trực 24/24 để đảm bảo không có sự cố và quá lâu.
Hình 3. Nuôi tôm trong bể nổi đã và đang được nhiều bà con áp dụng vì mang lại hiệu quả cao.
– Giai đoạn 2: Nuôi tôm thương phẩm
- Mật độ nuôi: 100 – 300 con/m2.
- Cỡ tôm giống: 1.000 – 2.000 con/kg.
- Thời gian nuôi: 65 – 80 ngày.
- Cỡ tôm thu hoạch: 30 – 60 con/kg.
- Năng suất: 34 – 40 tấn/ha.
- Tỷ lệ sống: 90 – 95%.
Trong quá trình nuôi, chất thải rắn từ ao phải được lắng lọc kỹ, thu gom thường xuyên. Sau 100 ngày tuổi, tôm đạt trọng lượng trung bình 30 con/kg tiến hành thu tôm thương phẩm.
Ưu điểm của mô hình này là tỷ lệ sống của tôm rất cao 90 – 100%, do sử dụng quạt đảo nước liên tục, lắp đặt hệ thống tuần hoàn nên tiết kiệm được lượng nước sử dụng, hạn chế sử dụng khoáng chất.
—–
Mô hình nuôi tôm trong bể nổi đã cho thấy được nhiều ưu điểm và hiệu quả về chi phí. Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp nuôi tôm trong bể nổi mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con hãy liên hệ ngay đến Biogency theo số 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con.
>>> Xem thêm: Ức chế nấm đồng tiền trong ao tôm bằng vi sinh Microbe-Lift