Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc áp dụng các mô hình công nghệ tiên tiến là điều mà hiện nay đang được quan tâm không chỉ ở các nhà nghiên cứu mà bà con nông dân nuôi tôm lâu năm cũng đang dần thích nghi. Trong các công nghệ hiện tại đang phát triển, mô hình tuần hoàn nước không chỉ giúp duy trì nguồn nước lý tưởng cho tôm mà còn mang lại nhiều lợi ích về khía cạnh kinh tế và môi trường.
Mô hình tuần hoàn nước trong ao tôm là gì? Lợi ích từ mô hình tuần hoàn nước
– Mô hình tuần hoàn nước trong ao tôm là gì?
Mô hình tuần hoàn nước trong ao tôm là việc luân chuyển nước thải từ ao nuôi đang ô nhiễm hữu cơ thông qua các bể để lọc để xử lý đạt tiêu chuẩn trở lại sau đó sẽ sử dụng chính nước đó làm nước cấp vào nuôi mà không thải chất thải hay nước thải ra môi trường, đảm bảo nuôi đạt chất lượng cao và không làm ô nhiễm môi trường.
Cụ thể, nước được sử dụng thông qua hệ thống lắng, phân tôm giữ lại có nơi sẽ dùng để phục vụ cho hầm Biogas hay trồng trọt khác. Nước thì đi qua ao khác được điều tiết, làm sạch nước trở lại. Sau đó đạt tiêu chuẩn thì cấp vào ao nuôi.
– Lợi ích từ mô hình tuần hoàn nước
Mô hình tuần hoàn nước được xem là một mô hình triển vọng khi có nhiều ưu điểm như:
- Hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh.
- Giảm mầm bệnh theo nước mới từ sông hồ lây lan vào ao nuôi.
- Vi sinh nước cũ được giữ lại và phát triển liên tục, không bị thải ra ngoài gây lãng phí.
- Giúp cho sản phẩm tôm nguyên liệu cuối vụ sạch hơn phù hợp với nhu cầu xuất khẩu.
- Ít thải sẽ ít tác động đến môi trường bên ngoài, nước ao hồ sông suối khu vực sẽ dần cải thiện, hạn chế ô nhiễm và gây hại cho môi trường.
Mô tả quy trình kỹ thuật ứng dụng mô hình tuần hoàn nước
Có nhiều cách để tuần hoàn nước như thông qua các hệ thống nuôi nhuyễn thể để lọc nước hoặc thông qua hệ thống nuôi các loài cá để chúng sử dụng các chất hữu cơ dư thừa, có nơi tuần hoàn thông qua hệ thống lọc sinh học… tất cả đều nhằm mục đích tái sử dụng nước để nuôi tôm không xả thải.
Đối với những ao chìm lót bạt, người nuôi xây dựng hệ thống tuần hoàn gồm các ao giá thể, chủ thể là lưới để xử lý nước sau đó cấp lại vào khu nuôi. Nước lấy trở lại lúc này đã đạt tiêu chuẩn để cấp. Tại mô hình này thì bà con sẽ ít thay nước, tiết kiệm nước đồng thời tiết kiệm được các chi phí liên quan.
Ví dụ, bình quân thay nước theo trước đây thay khoảng ⅔ lượng nước, thậm chí có lúc thay 100% lượng nước, chi phí thuốc, clo, điện bơm và nhân công cho lượng nước vào ao này là rất lớn để được 1 dòng nước sạch. Thay vào đó hiện tại đã có 1 nguồn nước tuần hoàn trở lại mà ít tốn chi phí hơn.
Đối với các bể tròn nổi, thiết kế các ô lọc nước tuần hoàn ôm sát thành bể nuôi, kinh phí đầu tư có thể cao hơn so với trước đây tuy nhiên khi vận hành thực tế mang lại giá trị kinh tế cao do kiểm soát được yếu tố môi trường từ đó nâng cao tỷ lệ sống và đảm bảo an toàn sinh học.
2 mô hình tuần hoàn nước trong phổ biến trong ao nuôi tôm
2 mô hình tuần hoàn nước trong ao nuôi tôm phổ biến nhất hiện nay đó là tuần hoàn RAS và mô hình nuôi siêu thâm canh không thay nước trong nhà kính.
– Mô hình tuần hoàn nước RAS
Mô hình tuần hoàn nước RAS (Recirculating Aquaculture System) đã trải qua quá trình cải tiến để có thể áp dụng trong sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn, đặc biệt là tôm. Hệ thống RAS quan trọng nhất là bể vi sinh hay còn gọi là bể kanet.
Công năng và hiệu quả xử lý của bể vi sinh quyết định cho 1 hệ RAS hoạt động có hiệu quả hay không. Nếu bể vi sinh hoạt động tốt sẽ xử lý được gần như hoàn toàn các chỉ tiêu: Chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan, NH3, NO2. RAS đem lại nhiều lợi ích như độc lập với sự biến động của nguồn nước, nhiệt độ môi trường nhưng cũng làm tăng độ khó về kỹ thuật nuôi và chi phí đầu tư ban đầu cao.
– Mô hình nuôi siêu thâm canh không thay nước trong nhà kính
Nuôi tôm siêu thâm canh không thay nước trong nhà kính với các ao nuôi lót bạt đáy, xử lý nước mặn trước khi đưa vào ao nuôi, các thiết bị được tiệt trùng với kỹ thuật hiện đại. Hệ thống gồm 3 bước lọc tuần hoàn chính: Hệ thống lọc trống; Hệ thống xử lý bằng đèn UV; Hệ thống lọc sinh học theo công nghệ MBBR. Kết quả nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, tôm sạch ra thị trường, ít dịch bệnh.
Tính tiết kiệm và tái sử dụng nguồn nước là một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình tuần hoàn nước, giúp giảm thiểu lượng nước thải đổ ra môi trường xung quanh và giảm bớt áp lực lên môi trường ao hồ sông suối. Đồng thời, việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước và điều kiện môi trường trong ao nuôi giúp tăng cường sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật cho tôm, từ đó tăng cường hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Xem thêm: Rủi ro mầm bệnh từ việc thay nước ao tôm nhiều. Giải pháp nào giúp nuôi tôm ít thay nước?>>>
Trên cơ sở những lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội mà mô hình tuần hoàn nước mang lại, chúng ta có thể nhìn thấy rằng đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một phương pháp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm trong tương lai. Điều quan trọng là chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phù hợp nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường giá trị gia tăng cho ngành nuôi tôm.
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về mô hình tuần hoàn nước trong nuôi tôm, cũng như các vấn đề khác liên quan trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ BIOGENCY luôn sẵn sàng hỗ trợ quý bà con!
>>> Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đang được áp dụng trong hệ tuần hoàn RAS