Rủi ro mầm bệnh từ việc thay nước ao tôm nhiều. Giải pháp nào giúp nuôi tôm ít thay nước?

Rất nhiều bà con có câu hỏi đến BIOGENCY rằng ao tôm đang phát triển khá tốt, kiểm soát tốt về mầm bệnh lẫn chỉ số môi trường nhưng sau một đợt thay nước ao tôm mới thì bắt đầu chớm khí độc, tôm ăn yếu, ao nào nặng thì thấy tôm bơi lờ đờ, dạt bờ, có hiện tượng yếu dần và chết. Hôm nay cùng BIOGENCY làm rõ hiện tượng trên, trả lời rõ cho bà con nhé!

Rủi ro mầm bệnh từ việc thay nước ao tôm nhiều. Giải pháp nào giúp nuôi tôm ít thay nước?

Những trường hợp nào cần thay nước ao nuôi tôm?

Thông thường, trong quá trình nuôi tôm, bà con cần thay nước trong những trường hợp sau:

  • Chỉ thay nước ao tôm khi cần điều chỉnh dựa trên các yếu tố môi trường, tính chất đáy ao, hoặc cung cấp nước bổ sung khi ao nuôi bị cạn hoặc cấp bù nước xi-phông. Nên thay nước trong khoảng từ 10 – 20% và sử dụng nước đã qua xử lý tối ưu để ổn định môi trường ao nuôi.
  • Thay nước ao tôm khi đang nuôi nếu ao bị các vấn đề lớn như khí độc NH3/NO2-, ao nổi bọt nhiều, lợn cợn nhiều, ao xuất hiện mầm bệnh với khả năng lây lan nhanh.

Lượng nước thay vào cũng phải được lưu ý như thay lượng nước nhỏ trước, dần dần mới tăng lượng nước lên để tôm thích nghi dần với việc thay nước.

Bà con luôn cho rằng việc thay nước ao tôm là việc khá đơn giản, dễ làm, nhưng thực sự cần phải có kinh nghiệm và kiến thức tốt để tránh những trường hợp gây hại cho ao, làm tôm yếu dần, chết lai rai không rõ lý do…

Những rủi ro phải đối mặt khi thay nước ao tôm liên tục trong quá trình nuôi

– Rủi ro về khí độc:

Hiện nay nguồn nước sông và cả nước ngầm có nồng độ NO2 khá cao, có nơi nồng độ NO2 trong nước cấp vào đã là 5mg/l, khi thay nước ao tôm vô tình sẽ mang theo nồng độ NO2 vào ao:

  • NO2- ảnh hưởng khả năng vận chuyển oxy trong máu, làm tôm nuôi bị ngạt, yếu tôm, khi đó tôm dễ bị bệnh hoặc chết rải rác, hàng loạt.
  • Tôm lột không cứng vỏ, chậm lớn khi ao bị nhiễm NO2- do hiện tượng rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu.

– Rủi ro về mầm bệnh truyền nhiễm:

Quy trình và tập quán nuôi tôm hiện tại, nước từ ao tôm thường được thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, nguồn nước này ngoài việc có chất lượng nước kém, còn mang theo mầm bệnh. Do vậy, việc lấy nước từ kênh, sông là bà con đang dẫn mầm bệnh vào ao nhà mình, gây nhiễm khuẩn chéo:

  • Mầm bệnh EHP có trong đất, nước và từ các ao lân cận lây nhiễm vào. Bệnh EHP gây tôm chậm lớn, còi cọc, giảm sản lượng thu hoạch, tôm ốm yếu dễ nhiễm các loại khí độc sinh ra trong ao.
  • Họ vi khuẩn Vibrio cũng là loại phổ biến thường thấy và gây bệnh nguy hiểm như bệnh phân trắng, bệnh phát sáng, đỏ thân, mòn vỏ kitin, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS)… chúng cũng đi từ môi trường nước không được xử lý vào ao.
  • Bệnh đốm đen hay bệnh hoại tử gan, tụy do vi khuẩn (NHPB) từ môi trường nước ao nuôi kém chất lượng, tôm bị nhiễm các bệnh nếu gặp môi trường có nồng độ NH3 và NO2 cao sẽ làm cho tôm bị nhiễm bệnh nặng, chết hàng loạt, tình trạng của tôm sẽ tồi tệ hơn.

– Rủi ro về bệnh đường ruột:

Các loại tảo độc theo nước trôi vào ao gây ảnh hưởng đến đường ruột tôm: Các loại như tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt… các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.

– Rủi ro khác:

  • Sự xâm nhập của các tác nhân khác chuyên chở mầm bệnh như các loài giáp xác hoang dã như cua, còng… cũng là yếu tố rủi ro trong khi thay nước.
  • Cuối cùng yếu tố về môi trường nước bị tác động lớn (thay 70 – 100% lượng nước mỗi ngày) và không đảm bảo các yếu tố như độ kiềm, pH, nhiệt độ, độ trong, độ cứng… khiến tôm không kịp thích nghi với môi trường mới sẽ dễ yếu đi, giảm đề kháng tạo cơ hội cho vi khuẩn bệnh tấn công và phát triển.

Có thể thấy rằng, quy trình nuôi tôm thay nước nhiều gây ra nhiều rủi ro cho bà con và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tôm thu hoạch. Vậy làm thế nào để giảm thiểu việc thay nước, hạn chế rủi ro mầm bệnh trong quá trình nuôi tôm?

Làm thế nào để giảm thiểu việc thay nước, hạn chế rủi ro mầm bệnh trong quá trình nuôi tôm?

Việc thay nước ao tôm phải đảm bảo được chất lượng nguồn nước cấp vào, ao lắng lọc phải đủ điều kiện xử lý nước, người đứng nuôi cần đưa ra quyết định hợp lý về lượng nước cũng như quản lý các thông số môi trường tốt sau khi nước mới được đưa vào.

Tỉ lệ và tần suất thay nước ao tôm phụ thuộc chính vào quyết định của người đứng nuôi.

Hình 1. Tỉ lệ và tần suất thay nước ao tôm phụ thuộc chính vào quyết định của người đứng nuôi.

BIOGENCY cho rằng “Quy trình nuôi tôm hạn chế thay nước’’ là quy trình sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai với nhiều lý do khách quan và chủ quan. Có thể kể đến như tình trạng thiếu hụt nguồn nước tại vùng, ô nhiễm nguồn nước, nhà nước dần thắt chặt việc sử dụng nước và xả thải ra môi trường, hạn chế thay nước ao tôm sẽ đơn giản hơn, đỡ tốn chi phí hơn…

BIOGENCY đã và đang áp dụng “Quy trình Microbe-Lift” là quy trình nuôi tôm giảm thay nước hằng ngày cùng với việc sử dụng men vi sinh dạng lỏng để nuôi nước ngay từ đầu vụ, kích thích tảo khuê phát triển và gây màu trà có lợi cho tôm, dùng vi sinh vật chuyên biệt để xử lý NH3, NO2, bùn đáy, nhớt bạt…

Quy trình Microbe-Lift giảm thay nước ao tôm - giảm chi phí - giảm rủi ro vi khuẩn bệnh.

Hình 2. Quy trình Microbe-Lift giảm thay nước ao tôm – giảm chi phí – giảm rủi ro vi khuẩn bệnh.

Áp dụng quy trình Microbe-Lift thì lượng nước thay được giảm như thế nào?

Quy trình Microbe-Lift với tỷ lệ thay nước giảm theo tình trạng của ao tôm. Ao tôm càng ít phát sinh vấn đề xấu thì tần suất thay nước càng giảm. Vì vậy quản lý môi trường nước ngay từ ban đầu là điều hết sức quan trọng, quyết định sự phát sinh chi phí trong quá trình nuôi.

Nếu ngay từ đầu ao tôm sạch, ít khí độc thì hầu hết lượng nước mới đưa vào ao chỉ là nước cấp bù xi-phông và nếu thay nước ao tôm thì tần suất thay nước được giãn ra đáng kể so với quy trình thông thường. Ao bóng đẹp, không lợn cợn, không có tảo tàn thì không cần đưa nước mới vào ao.

Quy trình Microbe-Lift với tỉ lệ cấp nước, thay nước ao tôm được khuyến cáo như sau:

  • Giai đoạn gièo: Không cần thay nước, chỉ cấp bù xi-phông.
  • Giai đoạn 1: Khoảng 30 ngày đầu, không cần thay nước.
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 30 đến ngày 60: thay 20% – 30% nước trong ao và 5 – 7 ngày mới thay 1 lần.
  • Giai đoạn 3: Từ ngày 51 đến ngày 75 (hoặc đến lúc thu hoạch): thay 20% – 30% nước trong ao và 3-5 ngày thay 1 lần.

Như vậy áp dụng theo quy trình Microbe-Lift trung bình giảm được 50% cả khối lượng nước lẫn tần suất nước mới đưa vào ao. Từ đó giảm thiểu nhiều chi phí và quan trọng nhất là tránh rủi ro mầm bệnh mới vào ao của bà con nông dân.

Ví dụ: lấy cơ sở tính toán là 1 ao tôm thể tích 1500m3 nước:

Đầu tiên, với quy trình thay nước ao tôm liên tục ta có tỉ lệ thay nước từ giai đoạn 2 đến khi thu hoạch từ 40% – 80% mỗi ngày. Vậy tính trung bình là mỗi ngày thay 50% lượng nước trong ao. Và tính cho 45 ngày liên tục.

  • Vậy lượng nước thay là : 1500m3 x 50% x 45 ngày = 33.750 m3
  • Tổng chi phí hóa chất và tiền điện cho việc thay 50% nước là: 33.750m3 x 3.515 đồng = 118.631.250 đồng

Nếu sử dụng giải pháp BIOGENCY với “Quy trình Microbe-Lift” ta giảm thay nước ao tôm từ 50% xuống còn 25% mỗi ngày (đây là giá trị trung bình) và cũng tính cho 45 ngày liên tục.

  • Vậy lượng nước thay là: 1500m3 x 25% x 45 ngày = 16.875 m3
  • Tổng chi phí hóa chất và tiền điện cho việc thay 25% nước là: 16.875m3 x 3.515 đồng = 59.315.625 đồng

=> Tổng số tiền tiết kiệm được từ thay 50% nước xuống 25% nước mỗi ngày:

118.631.250 – 59.315.625 = 59.315.625 đồng (xấp xỉ 59.315.000 đồng).

Hy vọng bài viết trên giúp bà con thấy được việc thay nước ao tôm hằng ngày quá nhiều dẫn đến chi phí tăng cao cộng thêm rủi ro mầm bệnh trong khi ta có thể áp dụng phương pháp giảm thay nước và sử dụng vi sinh ngay từ đầu vụ giúp hạn chế được những ảnh hưởng phát sinh trong cả vụ.

Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Ương tôm giống đúng cách trước khi thả nuôi giúp nâng cao chất lượng mùa vụ