Na, Ca, Mg, K và tỷ lệ pha trộn đúng trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Các loại khoáng chất như Na, Ca, Mg, K có vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Tuy nhiên, không phải bà con nào cũng hiểu rõ về việc bổ sung khoáng chất theo tỷ lệ pha trộn sao cho đúng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về Na, Ca, Mg, K và tỷ lệ pha trộn các khoáng chất này trong nuôi tôm thẻ chân trắng.

Na, Ca, Mg, K và tỷ lệ pha trộn đúng trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Vai trò của Na Ca Mg K trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Na, Ca, Mg, K là những khoáng chất thiết yếu và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng.

Na, Ca, Mg, K và tỷ lệ pha trộn đúng trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Na, Ca, Mg, K là những khoáng chất thiết yếu trong nuôi tôm thẻ chân trắng.

Dưới đây là những vai trò và chức năng cụ thể của từng loại khoáng chất trên trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng:

  • Na (Natri): Đây là ion chính tham gia vào quá trình điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường nước và cơ thể của tôm, giúp tôm giữ nước, duy trì hoạt động, chức năng cơ bắp, thần kinh và quá trình trao đổi chất, lột xác ở tôm. Tôm bị thiếu Na sẽ chậm lớn, mềm vỏ, hay thậm chí bị chết. Tuy nhiên, nếu hàm lượng Na bị dư thừa cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ khoáng chất khác của tôm.
  • Ca (Canxi): Ca là thành phần chính cấu tạo nên vỏ tôm và chiếm khoảng 40% trọng lượng vỏ. Ngoài ra, Ca còn tham gia vào quá trình lột xác, hình thành vỏ mới và trao đổi chất ở tôm, giúp tôm tăng trưởng thông qua kích thích hormone tăng trưởng. Nếu tôm thẻ chân trắng bị thiếu Ca sẽ chậm lớn, khó lột vỏ, hay vỏ tôm mềm, mỏng. Thế nhưng, nếu lượng Ca dư thừa quá mức cũng, cản trở tôm hấp thu khoáng chất khác.
  • Mg (Magie): Là thành phần quan trọng của nhiều enzyme trong quá trình trao đổi chất, góp phần giúp tăng khả năng hấp thu thức ăn và chuyển hóa năng lượng ở tôm. Ngoài ra, Mg cũng góp phần vào quá trình lột xác, truyền dẫn xung thần kinh và co cơ của tôm. Tôm thẻ chân trắng nếu thiếu Mg có thể dẫn đến giảm ăn, tôm yếu, lờ đờ, chậm lớn hay thậm chí chết.
  • K (Kali): Khoáng chất này tham gia vào quá trình điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường nước và cơ thể tôm, giúp duy trì chức năng tế bào và hoạt động của cơ bắp, thần kinh cũng như các cơ quan khác của tôm. Ngoài ra, K còn giúp tăng cường trao đổi chất, điều hòa chuyển hóa Canxi cho quá trình lột xác và tăng cường hệ miễn dịch cho tôm. Tôm bị thiếu Kali có thể bị biếng ăn, tăng trưởng chậm, lột xác chậm và tỷ lệ chết tăng.

Tỷ lệ pha trộn Na Ca Mg K đúng trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong quá trình nuôi tôm, nhưng nếu các khoáng chất trên không được bổ sung theo một tỷ lệ đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sống sót của tôm thẻ chân trắng.

Na, Ca, Mg, K và tỷ lệ pha trộn đúng trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Tỷ lệ khoáng chất phù hợp giúp tôm phát triển ổn định và tăng tỷ lệ sống.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các khoáng chất vào khẩu phần của ăn của tôm theo tỷ lệ pha trộn như thế nào sẽ phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những khoáng chất đó trong môi trường nước. Xem thêm: Cách nhận biết tôm thiếu khoáng và bổ sung>>>

Khi tính liều lượng khoáng chất sử dụng cho ao nuôi tôm, bà con có thể áp dụng theo công thức như sau:

Liều (g/m3) = Nồng độ của khoáng chất mong muốn x Phần trăm khoáng chất trong sản phẩm/100

Ví dụ, nếu muốn sử dụng Magnesium Sufat chứa 10% Mg để tăng nồng độ Mg trong lên 25mg/L thì liều lượng khoáng cần dùng là 250 mg/L.

Ngoài ra, yêu cầu khoáng chất cho tôm phụ thuộc vào nồng độ của các loại khoáng chất này có trong môi trường nước ao nuôi. Cụ thể như sau:

– Đảm bảo tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1

Tỷ lệ Na:K trong nước nuôi tôm phải đạt 28:1 giúp đảm bảo rằng cả hai khoáng chất này đều có ở mức độ phù hợp để cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cho tôm.

Thông thường, môi trường bên ngoài có thể đáp ứng được lượng Na+ và Cl- đủ cho tôm. Và theo nhu cầu về hàm lượng K+ thì chỉ cần bổ sung khoảng 1% vào khẩu phần là đủ, tuy nhiên ảnh hưởng của K+ vẫn chưa được rõ ràng và ít được chú trọng trong quá trình nuôi.

Trong thực tế, nếu môi trường sống của tôm có độ mặn cao, nhu cầu về khoáng chất một phần được đáp ứng. Nhưng nếu môi trường nước nuôi tôm có độ mặn xấp xỉ 4‰ thì nên bổ sung 5-10mg K+/l để đảm bảo tôm tăng trưởng ổn định và tăng tỷ lệ sống.

– Đảm bảo tỷ lệ Mg:Ca phải đạt 3,1:1

Tỷ lệ Mg:Ca trong nước biển là 3,1:1, đây được xem là tỷ lệ tối ưu cho sự phát triển của tôm. Khi tôm nuôi trong nước biển, khả năng phát triển của tôm rất tốt, do đó nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp, bà con phải bổ sung Ca và Mg vào môi trường nước để đạt tỷ lệ tối ưu trên.

– Đảm bảo tỷ lệ Ca:K phải đạt 1:1

Ngoài 2 tỷ lệ trên, tỷ lệ Ca:K trong khoảng 1:1 cũng khá quan trọng trong nuôi tôm. Đối với môi trường nước có độ mặn cao thì không cần bổ sung Ca. Mặt khác, tỷ lệ Ca trong khẩu phần không nên lớn hơn 2,5% vì có thể ảnh hưởng đến sự hữu dụng của P.

Tùy thuộc vào tình trạng môi trường nước trong mỗi ao nuôi mà tỷ lệ pha trộn các khoáng chất Na, Ca, Mg, K cũng sẽ có sự khác biệt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm bằng cách nào?